(HBĐT) - Ngày 28/9, tại thành phố Hòa Bình, Tổng cục Thủy sản phối hợp đã tổ chức hội thảo xây dựng Đề án thí điểm, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình với sự tham gia của các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Quang cảnh hội thảo.
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng,
chảy qua địa phận các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ và Hà
Nội có nguồn lợi thủy sản phong phú. Theo các công trình nghiên cứu, khu hệ cá
lưu vực sông Đà có tới 19 loài cá có giá trị kinh tế cao, 8 loài cá quý hiếm có
trong sách đỏ Việt Nam và 3 họ có các đặc trưng cho khu hệ các miền núi và cao
nguyên phía Bắc. Việc hình thành hệ thống các hồ chứa nhân tạo, cùng với tình
trạng đánh bắt, khai thác thủy sản bằng xung điện, các chất độc hại, hoặc các
ngư cụ không phù hợp, quá mức cho phép đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lợi
thủy sản. Từ khi thủy điện Hòa Bình đắp
đập, nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm, nhiều loại cá quý hiểm không còn thấy
xuất hiện.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng NN&PTNT, Tổng cục
Thủy sản đã xây dựng đề án thí điểm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi
thủy sản lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình. Hội thảo thảo đã ghi nhận nhiều ý
kiến của các nhà khoa học, cơ quan quản lý, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp,
tập trung đánh giá phân tích thực trạng nuôi trồng thủy sản, công tác tuyên
truyền, nâng cao năng lực hiệu quả QLNN, xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh,
huy động các doanh nghiệp đầu tư phát triển nghề nuôi cá bền vững, hướng lới
mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước, hồ chứa, sông suối, phát triển kinh
tế thủy sản, xóa đói giảm nghèo lưu vực sông đà khu vực hồ Hòa Bình, làm cơ sở
nhân rộng mô hình ra cả nước.
PV
(HBĐT) - Do ảnh hưởng rãnh áp thấp, từ ngày 21 - 24/5, các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa lớn nhất đạt 348,4 mm tại xã An Bình (Lạc Thủy). Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, mưa lớn đã gây thiệt hại trên địa bàn 8/10 huyện, thành phố là Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn và TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 24/5, tại huyện Lương Sơn, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng thông minh Đức Anh (Đức Anh Energy) và Công ty CP bất động sản An Thịnh Hoà Bình đồng chủ trì hội thảo "KCN Lương Sơn hướng đến phát triển năng lượng điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), góp phần giảm thải, bảo vệ môi trường (BVMT). Tham gia tại hội thảo có đại diện các đơn vị Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, Điện lực huyện Lương Sơn, các đối tác trong và ngoài nước cùng đại diện 17 doanh nghiệp KCN huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Thời gian qua, việc chấp hành quy định pháp luật của các doanh nghiệp (DN) có hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) còn hạn chế, phần lớn các DN lỗ nhiều năm, trong khi đó vẫn hoạt động khá rầm rộ, nợ thuế cao. Cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực KTKS.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, thời tiết khu vực tỉnh Hòa Bình từ ngày 21/5 đến 15h ngày 23/5 có mưa vừa, mưa to tại các địa phương, lượng mưa lớn nhất đạt 249,8 mm (tại xã Độc Lập, TP Hòa Bình). Mưa kéo dài đã gây thiệt hại trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Lương Sơn và TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Thực hiện chiến dịch toàn dân làm giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng đợt I năm 2022, huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng trên địa bàn toàn huyện trong tháng 4.
(HBĐT) - Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lương Sơn, từ ngày 20/5 đến 13 giờ ngày 23/5, mưa lũ đã gây thiệt hại về nhà ở, hoa màu của một số hộ dân trên địa bàn huyện. Ước tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.