(HBĐT) - Với chi phí xây dựng chỉ khoảng 300 nghìn đồng cho mỗi hố rác, nhưng đem lại hiệu quả cao trong giữ gìn vệ sinh môi trường. Mô hình "Hố rác tại gia” do Hội Phụ nữ (HPN) xã Địch Giáo (Tân Lạc) triển khai thực hiện là điểm sáng trong phong trào "5 không, 3 sạch”.

 


Mô hình "Hố rác tại gia" của phụ nữ xóm Kha Lạ, xã Địch Giáo (Tân Lạc) với chi phí xây dựng chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng đem lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ môi trường. 

Năm 2017, xóm Kha (nay là xóm Kha Lạ) được HPN xã Địch Giáo chọn thí điểm xây dựng mô hình "Hố rác tại gia”. Đến nay, hơn 100 hộ dân xóm Kha Lạ đều đã xây dựng được hố rác tại gia đình. Nhờ đó, đường làng, ngõ xóm luôn sạch đẹp, rác thải được thu gom và xử lý đúng cách tại các hộ dân. Đồng chí Bùi Thị Hà, Chủ tịch HPN xã cho biết: Năm 2015, xã Địch Giáo về đích nông thôn mới (NTM). Tiếp tục thực hiện việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM, HPN xã nảy ra ý tưởng xây dựng hố rác tại các gia đình để nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Năm 2017, Hội lựa chọn xóm Kha Lạ để thực hiện thí điểm. Đây là xóm cũng đã tiên phong trong thực hiện mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh nên việc tuyên truyền, vận động khá thuận lợi. HPN đã hỗ trợ một phần kinh phí cho gia đình các hội viên mua vật liệu xây dựng hố rác. Với sự đồng tình, ủng hộ của các hội viên, hết năm 2017, đã có 46 hố rác được xây dựng. Đến hết năm 2018, hơn 130 hộ dân của xóm Kha Lạ đều đã xây dựng được hố rác.

Đồng chí Bùi Thị Sen, Bí thư chi bộ xóm Kha Lạ phấn khởi chia sẻ: Trước đây, việc thu gom và xử lý rác thải chưa được bà con quan tâm nên tình trạng xả rác thải bừa bãi xảy ra thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi HPN chọn xóm làm thí điểm mô hình xây dựng hố rác tại gia, bà con rất đồng tình, hưởng ứng. Với chi phí xây dựng chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng hiệu quả rất thiết thực. Đường làng, ngõ xóm được quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, rác thải được thu gom và xử lý ngay tại hộ gia đình. Ý thức bảo vệ môi trường của bà con ngày càng được nâng cao hơn.

Ghi nhận thực tế có thể thấy, hố rác tại các hộ dân ở xóm Kha Lạ được xây dựng khá đơn giản. Ví như hố rác của gia đình ông Bùi Văn Nửng chỉ tốn gần 100 viên gạch bi, cùng với xi măng, cát, tính tổng giá trị chỉ khoảng hơn 300 nghìn đồng. "Ngày trước cứ gặp rác ở đâu thì gom lại đốt luôn ở đó, nhiều người không đốt mà đem đi vứt ở sông, suối rất mất vệ sinh. Từ khi xây dựng hố rác các thành viên trong gia đình đều có ý thức thu gom rác vào hố. Khi nào gom được 2 - 3 kg rác, chúng tôi phân loại rác đem đốt, phân gio đem ra vườn bón cho cây cối, hoa màu” - ông Nửng chia sẻ.

Với những hiệu quả thiết thực, mô hình hiện được HPN xã Địch Giáo nhân rộng. "Để phát huy hiệu quả của mô hình, chúng tôi tiếp tục nhân rộng ra một số xóm trên địa bàn xã. Đồng thời hướng dẫn bà con cách phân loại để xử lý rác thải đúng cách, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trên các tuyến đường phụ nữ tự quản, HPN xã xây dựng các đoạn đường nở hoa, thường xuyên vệ sinh, quét dọn để giữ gìn đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp, xây dựng vùng quê văn minh, đáng sống” - đồng chí Bùi Thị Hà, Chủ tịch HPN xã nhấn mạnh.

 Viết Đào

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục