(HBĐT) - Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh, đất rừng sản xuất có 153.256,44 ha, chiếm 39,61%; đất rừng phòng hộ 114.338,21 ha, chiếm 29,55%; đất rừng đặc dụng 28.535,92 ha, chiếm 7,38%. Những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn được chú trọng thực hiện theo hướng bền vững, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, lũ lụt, duy trì ổn định độ che phủ rừng của tỉnh.


Các lực lượng tham gia diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019 tại xã Trường Sơn (Lương Sơn).

Tỉnh đã thực hiện việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hang Kia - Pà Cò, Phu Canh, Thượng Tiến, Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Xây dựng quy chế làm việc của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học; sử dụng hợp lý các giá trị đa dạng sinh học; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học góp phần xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn đa dạng sinh học nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu. Đề ra kế hoạch, lộ trình bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng, rừng đầu nguồn.

Hàng năm, thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng của UBND tỉnh giao, các địa phương chủ động huy động các nguồn lực xã hội thực hiện hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch, góp nhần vào công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, lũ lụt và duy trì ổn định độ che phủ rừng của tỉnh. Bình quân toàn tỉnh trồng mới 8.000 ha rừng mỗi năm, độ che phủ rừng hiện đạt trên 51%.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển lâm nghiệp đạt tổng giá trị 431.804 triệu đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 97.457 triệu đồng (khoảng 22%), còn lại của chủ rừng (vốn doanh nghiệp, hộ gia đình....) 334.347 triệu đồng. Trong 5 năm, tỉnh triển khai thực hiện 17 dự án bảo vệ và phát triển rừng, 1 dự án giống cây lâm nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Tổng nguồn vốn đến nay đã thực hiện 114.334 triệu đồng, gồm: ngân sách T.Ư 111.944 triệu đồng, ngân sách địa phương 2.400 triệu đồng. Tính đến hết năm 2019, ngân sách T.Ư hỗ trợ cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng là 56.993 triệu đồng/68.000 triệu đồng, đạt 83,8% kế hoạch giao đến năm 2020; dự án giống cây lâm nghiệp thực hiện 7.958 triệu đồng/10.000 triệu đồng, đạt 79,5% kế hoạch giao đến năm 2020.

Cùng với đó, công tác phòng, chống cháy rừng được quan tâm chú trọng. Hàng năm, vào đầu mùa khô, lực lượng Kiểm lâm tham mưu cho UBND các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương án, kế hoạch PCCCR của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 206 xã có rừng đã xây dựng được bản quy ước bảo vệ rừng; xây dựng 206 phương án PCCCR cấp xã, phường; 11 phương án cấp huyện, thành phố; 5 phương án ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; 1 phương án cấp tỉnh; thành lập, củng cố và duy trì các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR, toàn tỉnh hiện có 1.835 xóm có tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR với gần 12.000 người tham gia. Ban Chỉ đạo về Chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững duy trì chế độ trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô hanh để kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình các đám cháy cho Ban Chỉ đạo các cấp để có phương án huy động lực lượng chữa cháy.

Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến văn bản quy định của Nhà nước về PCCCR, kiến thức PCCCR tới các chủ rừng, nhân dân để thực hiện tốt công tác PCCCR. Xây dựng các bảng biển cảnh báo, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, chủ rừng thực hiện công tác PCCCR. Đặc biệt chỉ đạo kiểm tra, rà soát các khu rừng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Ngành NN&PTNT chủ động phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh; trong hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ rừng và PCCCR. Hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng hỗ trợ, phối hợp khi cần thiết. Triển khai ký Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR với các tỉnh vùng giáp ranh như: TP Hà Nội, Hà Nam, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nam. Công tác phối hợp có hiệu quả, đi vào nề nếp đã ngăn chặn các hành vi phá rừng, xâm lấn đất rừng, tranh chấp đất rừng, cháy rừng tại vùng giáp ranh.

Nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng đã từng bước nâng cao độ che phủ rừng, cải tạo môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả quỹ đất rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Hà Thu

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục