(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công văn số 118/BCH-VP về việc cảnh báo khả năng đập Thủy điện Hòa Bình xả lũ.


Thông tin cảnh báo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, trong 24 - 36h giờ tới, đập Thủy điện Hòa Bình có thể phải mở 1 cửa xả lũ.  

Theo thông tin cảnh báo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, hồi 13h ngày 28/9, mực nước hồ Thủy điện Hòa Bình đã đạt cao trình 116,27 m, lưu lượng nước về hồ 3106m3/s, lưu lượng nước chạy máy 1947 m3/s; mực nước các hồ trên lưu vực sông Đà đều ở mức cao, mực nước hồ Sơn La hiện nay đã vượt mực nước dâng bình thường (215m). Theo bản tin dự báo ngày 28/9/2020 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình trong 24 - 30h tới duy trì ở mức 3000m3/s, mực nước hồ Hòa Bình khả năng sẽ vượt mực nước dâng bình thường 117 m. Do vậy, Công ty Thủy điện Hòa Bình dự kiến, trong 24 - 36h giờ tới, đập Thủy điện Hòa Bình có thể phải mở 1 cửa xả lũ để điều tiết, đảm bảo an toàn cho công trình (có thể mở cửa xả sớm hơn tùy thuộc vào xả lũ của Thủy điện Sơn La). Để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh hiệu quả với việc mở cửa xả lũ đập Thủy điện Hòa Bình, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hòa Bình tổ chức thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin cảnh báo khả năng xả lũ đập Thủy điện Hòa Bình để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Rà soát và sẵn sàng phương án ứng phó đảm bảo an toàn hạ du; chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thiết bị cảnh báo người dân để ứng phó nếu đập thủy điện xả lũ; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai để tránh thiệt hại cho các phương tiện, công trình xây dựng trên sông, lồng bè nuôi trồng thủy sản, người dân sống ven sông để sẵn sàng triển khai ứng phó.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh và TP Hòa Bình đưa tin về khả năng đập Thủy điện Hòa Bình xả lũ để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.         


H.N (TH)

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục