(HBĐT) - Giun đất có vai trò quan trọng với hệ sinh thái đất, chúng giúp cho đất tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt; phân giun là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.


Tuy nhiên, những năm gần đây có tình trạng người dân đào bới giun đất bán cho thương lái, sử dụng nước vôi, nước xà phòng, nước rửa bát, dùng kích điện để bắt giun. Đây đều là các biện pháp hủy diệt giun đất và hệ sinh vật trong đất, nguy cơ suy thoái đất và gây bức xúc trong cộng đồng. Để ngăn chặn tình trạng này, Sở NN&PTNT vừa có công văn về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác giun đất.

Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới từng cơ sở, người dân về vai trò, lợi ích của giun đất đối với môi trường đất và đời sống của cây trồng. Nâng cao ý thức của cộng đồng trong bảo vệ và ngăn chặn các hành vi hủy diệt giun đất.

Thường xuyên kiểm soát địa bàn; vận động người dân đấu tranh, ngăn chặn hành vi hủy diệt giun đất; chỉ đạo cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi cố tình khai thác tận diệt, hủy diệt giun đất theo các quy định về bảo vệ môi trường; kiểm tra hoạt động của các cơ sở thu gom, sấy khô, mua bán giun đất theo các quy định pháp luật hiện hành. Bố trí nguồn kinh phí giao cơ quan chuyên môn thực hiện các mô hình nhỏ về nuôi giun đất, xây dựng thành kỹ thuật nuôi giun đất để phổ biến cho những cơ sở có nhu cầu nhân nuôi, khai thác loại sinh vật này nhằm tăng cường công tác QLNN, loại bỏ hành vi khai thác hủy diệt giun đất ngoài tự nhiên.

Sở NN&PTNT giao Trung tâm Khuyến nông chủ trì, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của giun đất bằng nhiều hình thức. Đưa nội dung về vai trò của giun đất với hệ sinh thái đất vào trong các bài giảng, các tài liệu về kỹ thuât canh tác để phổ biến rộng rãi đến người dân. Tiến hành các thử nghiệm nhỏ về kỹ thuật nhân nuôi giun đất; đăng ký đề tài, sáng kiến về kỹ thuật nhân nuôi giun đất để đúc rút kinh nghiệm, xây dựng thành quy trình phổ biến cho cộng đồng.  

          
H.N (TH)

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục