(HBĐT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn, trong năm 2022, thiên tai tiếp tục có diễn biến bất thường, không theo quy luật. Gần đây nhất là ngày 15/4 vừa qua, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh phát đi thông tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thủy văn mùa. Theo đó, cơ quan chuyên môn nhận định, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên khu vực biển Đông sớm hơn so với trung bình nhiều năm với khoảng 11 - 13 cơn, trong đó, 5 - 6 cơn có khả năng đi vào đất liền nước ta; đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp. Riêng khu vực tỉnh Hòa Bình có khả năng chịu ảnh hưởng gián tiếp của 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa vừa, mưa to đến rất to diện rộng.


Cạnh quốc lộ 6 trên địa bàn phường Trung Minh (TP Hòa Bình) nguy cơ cao tiếp tục xảy ra sạt lở đất trong mùa mưa bão năm nay.

Ngoài ra, cảnh báo mùa mưa năm nay có khả năng đến sớm trên khu vực tỉnh (từ cuối tháng 4). Đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn tỉnh trong những tháng chuyển mùa. Trong 3 tháng tới (từ tháng 5 - 7), trên các sông, suối ở tỉnh xuất hiện 1 - 2 đợt lũ, khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn vào cuối tháng 4, đầu tháng 5; đề phòng sạt lở đất ở vùng ven sông, suối.

Thực tế cho thấy, tình hình khí tượng thủy văn, thời tiết nguy hiểm, nhất là các loại hình thiên tai như: Bão trái mùa, trái quy luật; mưa lũ cường suất lớn, hạn hán, lũ lụt, nắng nóng, rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến khu vực tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt là hiện tượng lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở nhiều nơi, với mức độ ngày càng gia tăng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái.

Hiện, trong tỉnh có nhiều khu vực trọng điểm về thiên tai. Đây là những nơi đã từng xảy ra các sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố như sạt lở, sụt lún đất, lũ ống, lũ quét, các khu vực trọng điểm về đê điều có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Cụ thể, các khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở tại khu dân cư và dọc các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đã được ban bố tình trạng khẩn cấp, bao gồm: Phía Đông Nhà máy thủy điện Hòa Bình khu vực đồi Ông Tượng; khu vực các tổ 4, 5, 6, phường Chăm Mát (cũ), tổ 4, phường Thái Bình; khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến; xóm Máy 1, 3, 4; xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình); xóm Nhạp Ngoài, xã Đồng Ruộng; xóm Hà, xã Đồng Chum; xóm Kế, xã Mường Chiềng; xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa; xóm Cơi 1, 2, 3, xã Suối Nánh - nay là xã Nánh Nghê; xóm Túp, Trê, xã Tiền Phong (Đà Bắc); xóm Thiên Xa, xã Đồng Bảng - nay là xã Đồng Tân; xóm Ban, xã Tân Thành; xóm So Lo, xã Phúc Sạn - nay là xã Sơn Thủy (Mai Châu); xóm Mớ Khoắc, Mớ Đồi, xã Hạ Bì - nay là thị trấn Bo; xóm Đúp, Củ, xã Tú Sơn; xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Cũng theo số liệu tổng hợp đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 90 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét với 5.439 hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, trong đó đã ổn định cho 1.760 hộ với 6.305 nhân khẩu; 3.679 hộ chưa bố trí ổn định với 14.959 nhân khẩu. UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dân tái định cư ổn định cho người dân vùng thiên tai, phương án đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra.

Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai năm 2022, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là đối với loại hình lũ quét, sạt lở đất, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức, thực hiện công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương theo phương châm "4 tại chỗ”. Tiến hành rà soát, thống kê cụ thể vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó, có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho Nhân dân biết để chủ động phòng tránh. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân tái định cư, thường xuyên kiểm tra theo dõi hiện tượng bất thường, sẵn sàng phương án di dời người dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản; kiểm tra, rà soát, xử lý việc đào xẻ đất đồi, núi để xây dựng nhà và công trình làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

Khẩn trương rà soát kế hoạch PCTT, các phương án ứng phó với sự cố thiên tai; đánh giá lại các trọng điểm tiềm ẩn sự cố thiên tai, các khu vực nguy hiểm để điều chỉnh, bổ sung nội dung sát thực tế với điều kiện địa phương và diễn biến tình hình thời tiết. Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức theo dõi diễn biến tình hình sạt lở ở khu vực có nguy cơ cao, sông suối, đồi núi, nhất là những xã ven sông vùng hạ du đập thuỷ điện Hoà Bình. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc đưa dân đến nơi ở mới; cảnh báo kịp thời cho Nhân dân những nơi có nguy cơ sạt lở. Xây dựng phương án sơ tán, di dời dân và tài sản trong các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, đá...


Bình giang

Các tin khác


Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục