(HBĐT) - Hiện nay, 100% cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh đã được triển khai các hệ thống thông tin dùng chung để xử lý, trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử (VBĐT) trên môi trường mạng. Phần mềm quản lý văn bản của các cơ quan Nhà nước đã liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia để gửi, nhận VBĐT 4 cấp, từ T.Ư đến cấp xã. 

Hệ thống chứng thư số, chứng thực chữ ký số đã triển khai đến 100% cơ quan, tổ chức và cá nhân; trên 90% số văn bản (trừ văn bản mật, tối mật, tuyệt mật) đi, đến của các cơ quan Đảng được trao đổi, xử lý trên mạng; tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị Nhà nước dưới dạng điện tử đạt 100%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến cơ bản được liên thông tới cấp xã; phòng họp không giấy tờ đã được triển khai tại các kỳ họp BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và họp UBND tỉnh.



100% cán bộ, công chức bộ phận "một cửa" xã Hợp Phong (Cao Phong) áp dụng CNTT trong giải quyết công việc.

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, bắt đầu từ hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 5, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được thực hiện theo hình thức phòng họp không giấy. Quá trình đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra, cho thấy việc áp dụng mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, vừa giúp giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp và họp, giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Mô hình đã góp phần cải cách hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử và tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số diễn ra cấp bách hiện nay. Thực hiện phòng họp không giấy tạo bước chuyển căn bản phương thức làm việc từ văn bản giấy sang VBĐT, giúp các đại biểu có thể truy cập tức thời nhiều tài liệu liên quan đến nội dung họp; tiết kiệm thời gian, chi phí văn phòng phẩm, tránh được những sai sót trong sắp xếp tài liệu. 

Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường trao đổi VBĐT trên môi trường mạng trong hoạt động của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh, nhận thức của cán bộ, đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trao đổi VBĐT được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị các cấp đã chủ động tham mưu, tổ chức triển khai các dự án, chương trình, ban hành nhiều chính sách để phát triển, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, phát triển KT-XH của cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng CNTT của các đơn vị được đầu tư tương đối đồng bộ theo định hướng, quy hoạch; nguồn lực CNTT được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Các phần mềm ứng dụng chuyên ngành được các ban, sở, ngành triển khai ngày càng rộng rãi hơn. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU còn bộc lộ một số hạn chế, nhất là trình độ CNTT của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh không đồng đều. Cán bộ chuyên trách CNTT chủ yếu kiêm nhiệm, bán chuyên trách nên gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị, vận hành hệ thống CNTT tại đơn vị. Tỷ lệ cấp xã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành ở mức thấp, vẫn sử dụng phương pháp làm việc truyền thống trên hồ sơ, giấy tờ.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, hiện nay, cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng dụng CNTT. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, công chức, viên chức không ngừng nâng cao nhận thức, kỹ năng điều hành, quản lý công việc của người đứng đầu cũng như cán bộ, công chức. Phấn đấu thực hiện tất cả hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trên môi trường mạng theo quy trình khép kín từ khâu tiếp nhận, xử lý, trình xin ý kiến, ký và phát hành văn bản, sử dụng chữ ký điện tử. Tăng cường khai thác sử dụng hệ thống trang, thiết bị CNTT, hệ thống các phần mềm dùng chung đã được triển khai. Thay thế cách thức làm việc truyền thống bằng việc điều hành, quản lý, phân công nhiệm vụ trên môi trường mạng. Tăng cường gửi, nhận VBĐT qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành hoặc hệ thống thư điện tử của tỉnh.


Dương Liễu

Các tin khác


Tiêm phòng – “lá chắn” bảo vệ đàn vật nuôi

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi. Khi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin giúp vật nuôi tạo miễn dịch, chủ động ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có mưa phùn, trời nồm ẩm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/3, Bắc Bộ tiếp diễn mưa phùn nồm ẩm, Tây Bắc Bộ trưa chiều giảm mây trời nắng. Miền Đông Nam Bộ nắng nóng.

Thời tiết ngày 14/3: Bắc Bộ có mưa rải rác, trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/3, Bắc Bộ có mưa vài nơi, vùng núi xuất hiện mưa rào, trời lạnh về đêm và sáng với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19 - 22 độ C.

Thời tiết ngày 13/3: Bắc Bộ nhiệt độ tăng, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trong đó tại thủ đô Hà Nội xuất hiện sương mù và sương mù nhẹ rải rác vào sáng sớm, đêm và sáng trời rét.

Cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 7/3/2024 về cấp nước an toàn (CNAT) và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2024-2025 tỉnh Hòa Bình.

Hơn 5,1 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh đã thu được hơn 3,8 tỷ đồng xây dựng quỹ phòng chống thiên tai theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP, ngày 1/8/2021 của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục