(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ ngày 10/8 đến 15h ngày 12/8, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to tại các địa phương, lượng mưa lớn nhất đạt 339,6 mm (tại trạm Thanh Hà, huyện Lạc Thủy). Mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn 9/10 huyện, thành phố (riêng huyện Yên Thủy chưa ghi nhận có thiệt hại).


Ngầm Tày Măng, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) nước chảy xiết, không thể qua lại.

Đã có 3 người chết do đuối nước, gồm: Huyện Lạc Thủy có 2 người chết là chị Đinh Thị Ng. (SN 1987), trú tại thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm bị lũ cuốn trôi, đã tìm được lúc 11h ngày 11/8 và cháu Hà Tâm U. (SN 2018), trú tại thôn An Ninh, xã Phú Nghĩa, bị ngã xuống mương nước trong trang trại của gia đình chiều ngày 11/8; TP Hòa Bình có 1 người chết là cháu Nguyễn Minh H. (SN 2012), trú tại xóm Nhả, xã Hợp Thành, bị đuối nước do trượt chân ngã tại khu vực gần nhà vào chiều tối ngày 11/8. Ngoài ra có 2 người mất tích là anh Đinh Ngọc H. (SN 1984) trú tại thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy (là chồng chị Đinh Thị Ng.) và cháu Bùi Đức Th. (SN 2005), địa chỉ tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, bị nước cuốn trôi vào khoảng 15h ngày 11/8 (khu vực sông Bôi, đoạn chảy qua đội 4, đội 5, xóm Bôi Câu) hiện chưa tìm thấy.

Về nhà ở và các tài sản khác: Có 121 hộ dân bị thiệt hại và ảnh hưởng. Trong đó, huyện Tân Lạc có 30 hộ dân bị ảnh hưởng thiệt hại do sạt lở đất ta ly dương và nước ngập; huyện Cao Phong có 23 nhà bị ảnh hưởng; huyện Đà Bắc 14 nhà; huyện Mai Châu 4 nhà; TP Hòa Bình có 27 nhà bị ảnh hưởng; huyện Lạc Thủy 6 nhà bị ngập; huyện Lương Sơn 1 nhà; huyện Lạc Sơn 17 nhà ảnh hưởng, hư hỏng.

Về sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, thiệt hại và ảnh hưởng trên 1.057 ha. Cụ thể: Huyện Tân Lạc trên 260 ha lúa, hoa màu bị ngập úng; huyện Cao Phong khoảng 40 ha; huyện Đà Bắc 15 ha lúa mới cấy; huyện Mai Châu 110,5 ha; TP Hòa Bình trên 175 ha; huyện Lạc Thủy hơn 120 ha; huyện Lương Sơn gần 2 ha và huyện Lạc Sơn 333,5 ha. Ngoài ra, trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc có 230 con gà bị nước lũ cuốn trôi; xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy có 3 ha ao cá bị ngập, thiệt hại; xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn thiệt hại khoảng 500 kg ốc nhồi do tràn ao và thiệt hại khoảng 2 tấn cá.

Tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc và TP Hòa Bình cũng ghi nhận thiệt hại về hệ thống kè chắn đất và tường rào, mương thủy lợi, kè suối, tường bao trường học và nhà văn hóa,…

Về giao thông, đường Trung ương ủy thác quản lý xảy ra 14 điểm sạt lở taluy dương, đất đá tràn ra mặt đường, không gây tắc đường với tổng khối lượng ước tính 270 m3; 3 vị trí ngầm ngập sâu, nước chảy xiết gây tắc đường cục bộ, đến thời điểm báo cáo các ngầm vẫn chưa lưu thông được. Các tuyến đường tỉnh, sạt lở taluy dương, đất đá tràn ra mặt đường tại 46 điểm/4 tuyến đường: ĐT.432 (22 điểm), ĐT.433 (2 điểm), ĐT.435 (12 điểm) và ĐT 443 (10 điểm) với tổng khối lượng ước tính 14.801 m3 gây tắc đường. Tại thời điểm báo cáo, công tác khắc phục sạt lở đã được thực hiện để đảm bảo lưu thông; các vị trí ngầm ngập sâu, nước chảy xiết gây tắc đường cục bộ, đến thời điểm báo cáo các ngầm vẫn chưa lưu thông được. Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường huyện, xã bị sạt lở, ách tắc; điển hình như huyện Đà Bắc sạt lở 16 điển, ước khối lượng đất đá sạt lở xuống lòng lề đường khoảng 1.000 m3; huyện Mai Châu sạt lở gần 2.700 m3 đất đá…

Hiện, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục đôn đốc các huyện, thành phố triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với mưa bão, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo tình hình thời tiết. Đồng thời, yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục kiểm tra, tổng hợp tình hình thiệt hại...

H.N

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục