(HBĐT) - Ngày 28/3, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 576/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản (NLTS) năm 2023.




Người dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) đầu tư vùng trồng chè đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 

Theo đó, ngoài việc kịp thời triển khai các văn bản của Chính phủ, bộ, ngành T.Ư về công tác quản lý chất lượng NLTS; xây dựng mới các kế hoạch, chính sách nhằm phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, Kế hoạch đề ra kết quả và chỉ số cần đạt trong năm 2023: Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) NLTS xếp loại A, B tăng lên 94% so với 92,6% năm 2022; tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 10% so với năm 2022. Tỷ lệ mẫu thực phẩm NLTS được giám sát tại vùng sản xuất trong tỉnh vi phạm các quy định ATTP giảm 10%/năm so với năm 2022. Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận theo VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ tăng 10%/năm so với năm 2022. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm NLTS được chứng nhận HACCP, ISO (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm so với năm 2022. Tỷ lệ hàng hóa qua sơ chế, chế biến tăng 5% so với năm 2022…

Để đạt được mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh xác định là: Triển khai kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch về công tác bảo đảm chất lượng, ATTP của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban, ngành có liên quan. Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động đảm bảo chất lượng, ATTP trong SX-KD NLTS và truyền thông quảng bá sản phẩm NLTS chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP, tăng cường vận động cơ sở SX-KD nhỏ lẻ ký cam kết và kiểm tra ký cam kết theo quy định.

Chủ động giám sát, cảnh báo, thanh kiểm tra đột xuất phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, ATTP. Kịp thời cảnh báo và xử lý sự cố về ATTP và ngộ độc thực phẩm. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm, khai thác, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nâng cao năng lực quản lý thương hiệu sản phẩm; thúc đẩy việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói sản phẩm.

Triển khai chương trình giám sát lấy mẫu NLTS để kiểm định chất lượng, ATTP; lấy mẫu nông sản thực phẩm trên diện rộng để đánh giá nguy cơ gây mất ATTP. Cải tiến kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cơ sở sơ chế, chế biến NLTS; cải tiến công nghệ, phát triển các dịch vụ logistics để nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua sơ chế và chế biến, giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.


P.V (TH)

Các tin khác


Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục