Từ năm 2021 - 2023, trên địa bàn xã Xuân Thủy (Kim Bôi) xảy ra 2 vụ tai nạn khiến 2 người tử vong tại khu vực suối, ngầm tràn. Trước nguy cơ cao mất an toàn vào mùa mưa bão, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân.


Ngầm Bai Vọ tại xóm Lốc, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) hiện đã xuống cấp, thường xuyên bị ngập trong mùa mưa bão. 

Tìm hiểu thực tế tại ngầm Bai Vọ, vị trí nối liền trung tâm xã với các tuyến đường giao thông đi các xã, khu vực trung tâm thị trấn cho thấy, hàng ngày có hàng trăm lượt người và phương tiện lưu thông, đặc biệt đây là cung đường đến trường của các em học sinh. Tuy nhiên tại khu vực này vào mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập, nước lũ đổ từ thượng nguồn về tràn qua mặt ngầm. Ngầm tràn Bai Vọ dài khoảng 40m, bề mặt ngang 7m. Tuy nhiên do đã xây dựng từ lâu nên vào mùa mưa, ngầm hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu dân sinh.

Anh Bùi Văn Hiếu, Trưởng xóm Lốc chia sẻ: "Tại khu vực ngầm Bai Vọ trước đây đã có trường hợp tử vong do nước lũ cuốn trôi. Nhiều người lưu thông qua ngầm vào mùa mưa bị ngã, xe máy, xe đạp bị nước cuốn trôi… Lũ nhỏ thì sau vài giờ đồng hồ là có thể lưu thông, lũ to thì phải mất 2 - 3 ngày. Vào mùa mưa bão, nếu ngầm tràn không đi lại được thì người dân phải đi đường vòng mất chừng 30 - 40 phút mới có thể tới được trung tâm xã”. 

Xã Xuân Thủy hiện có trên 2.000 hộ, gần 10.000 nhân khẩu. Địa bàn trải dài khoảng 18 km, bị chia cắt bởi sông, suối, do đó vào mùa mưa xã thường xuyên hứng chịu các đợt lũ gây ách tắc các tuyến đường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Theo rà soát, toàn xã hiện có 10 cầu, ngầm để kết nối các tuyến giao thông liên xã, liên xóm... Trong đó chỉ có 5 cầu, ngầm hoạt động hiệu quả. Hiện nay, địa phương sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước để tu sửa, nâng cấp 1 ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh. 

Nhằm chủ động đảm bảo an toàn trong cao điểm mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, xã kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) với đầy đủ các lực lượng. Ban chỉ huy đã tổ chức họp bàn, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ các thành viên. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, không chủ quan, lơ là trước thời tiết diễn biến phức tạp. Huy động lực lượng tăng cường phát quang, khơi thông kênh mương, cống thoát nước đảm bảo dòng chảy. 

Vào thời gian cao điểm, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết để kịp thời triển khai các phương án phòng chống thiên tai. Khi xảy ra mưa to kéo dài, xã chỉ đạo nhanh chóng huy động các lực lượng trực 24/7 nhằm ứng phó với các tình huống đột xuất, bất ngờ. Thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”, huy động nhân lực, vật lực di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Thành lập các điểm chốt chặn tại khu vực xung yếu, đầu ngầm tràn không cho người và phương tiện lưu thông khi nước lũ đổ về.

Để chủ động phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em, cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt chỉ đạo các ngành, đoàn thể và nhà trường tích cực phối hợp trong quản lý thanh thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em. Đồng thời triển khai đa dạng chương trình, hoạt động tạo sân chơi bổ ích cho trẻ em. 

Đồng chí Bùi Tiến Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thủy cho biết: "Từ đầu năm đến nay, các đợt mưa lớn chưa ảnh hưởng đến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và đời sống của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên không lơ là, chủ quan trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã chủ động xây dựng kế hoạch với phương châm "4 tại chỗ”. Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Đồng thời huy động nguồn lực tu sửa, nâng cấp hệ thống cầu, ngầm xuống cấp trầm trọng để đáp ứng nhu cầu dân sinh. Xã sẽ nỗ lực đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản cho nhân dân trong mùa mưa bão, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương".


Đức Anh

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục