Ngày 29.1, đề tài khoa học “Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây” – một trong ba đề tài khoa học ở phía nam – của nữ kỹ sư công nghệ sinh học Nguyễn Thị Trang Nhã (23 tuổi, hiện ở tại Đà Lạt, Lâm Đồng) sẽ được Ban tổ chức giải thưởng Sinh viên với doanh nghiệp chọn báo cáo tại Hà Nội và được hỗ trợ khoảng 80 triệu đồng để triển khai trong thực tế.

 

Tân kỹ sư Nguyễn Thị Trang Nhã cho biết, chị thực hiện cuộc hôn phối thú vị ghép cành cà chua trên gốc khoai tây này (ảnh) từ khi còn là sinh viên năm thứ hai (2008) của Đại học Nông - Lâm TPHCM.

“Vào năm thứ hai của đại học (2008), tôi đã trình bày ý tưởng về loại cây trồng “hai trong một” – gốc cho củ khoai tây và cành cho quả cà chua – với nhà trường. Nhưng rất tiếc là lúc ban đầu, không ít người cho rằng đó là một ý tưởng viển vông. Song không nản, vừa tiếp tục học, tôi vừa tự tiến hành trồng thử nghiệm ngay trong vườn nhà mình và đã thành công”.

Từ cơ sở thực tế của Nhã, nhà trường đã đồng ý cho triển khai đề tài khoa học “Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây” trong vòng hai năm qua.

Ý tưởng táo bạo này hình thành một cách tình cờ trong một lần lướt web: “Lần đó, tôi đọc được một bài báo khoa học của tiến sĩ Dương Tấn Nhựt – Viện phó Viện Sinh học Tây Nguyên – đề cập đến việc các nhà khoa học trong tương lai sẽ phải nghiên cứu đến những loại cây lương thực vừa cho củ và vừa cho quả. Và, tôi đã nghĩ ngay đến hai loại cây trồng của tỉnh Lâm Đồng là khoai tây và cà chua” – Nhã nói.

Sau hai năm triển khai, đề tài khoa học “Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây” của sinh viên Nguyễn Thị Trang Nhã đã nhận được giải nhì của giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 11. Loại cây trồng “hai trong một” – gốc cho củ khoai tây, cành cho quả cà chua – của Nguyễn Thị Trang Nhã được chọn ghép từ ngọn cây cà chua giống anna với gốc khoai tây utatlan để cho ra một loại cây trồng mới, vừa cho thu hoạch củ (khoai tây) và vừa cho quả (cà chua). Kết quả là năng suất của loại cây trồng mới này khá cao: 19 tấn khoai tây và 38 tấn cà chua/ha.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C đo được trong quả cà chua và quả khoai tây từ giống cây ghép cũng cao hơn so với cây trồng bình thường.

Mặt khác, hiệu quả của giống ghép này mang lại còn là: Lợi nhuận thu về tăng hơn từ 5,6 đến 17 triệu đồng/ha/tháng so với trồng cà chua và khoai tây theo cách thông thường; tiết kiệm đất trồng trọt bằng diện tích tương đương; tiết kiệm thời gian được 1,5 vụ cà chua (gần nửa năm) và 0,5 vụ khoai tây; tiết kiệm một nửa công lao động.

Sự thành công của đề tài khoa học này của thủ khoa Nguyễn Thị Trang Nhã (tốt nghiệp đại học năm 2009) đang mở ra một triển vọng mới về vấn đề an ninh lương thực: Tăng sản lượng nông sản trên cùng một diện tích đất; khai thác tối đa năng suất cây trồng; tăng chất lượng dinh dưỡng cho người tiêu dùng...

Theo LĐ

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục