Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, tại Hội nghị cấp cao toàn cầu về tác động của kinh doanh đối với môi trường được tổ chức ở thủ đô Xơun của Hàn Quốc ngày 21/4, LHQ lại phát đi thông điệp báo động về nguy cơ mất đa dạng sinh học và kêu gọi ưu tiên bảo vệ đa dạng sinh học trong chiến lược kinh doanh.

Nghiên cứu chung của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới của Anh với chủ đề "Hãy lựa chọn giải pháp bền vững giữa kinh doanh và đa dạng sinh học", đã cung cấp một bức tranh tổng thể về những liên hệ hữu cơ giữa khu vực kinh doanh và môi trường. Nghiên cứu nhấn mạnh sự thịnh vượng của thế giới hiện đại phụ thuộc vào "hòn đá tảng" của tự nhiên là đa dạng sinh học, nhưng có quá ít nhà kinh doanh quan tâm đến đa dạng sinh học để đưa vào kế hoạch kinh doanh.

Theo số liệu của nghiên cứu, đa dạng sinh học đang bị mất đi với tốc độ cao gấp 1.000 lần tốc độ tự đào thải của tự nhiên. Tổn thất kinh tế do tổn thất đa dạng sinh học đối với nền kinh tế thế giới từ 2-4,5 nghìn tỷ USD. 60% hệ sinh thái đã bị suy thoái hoặc bị khai thác không bền vững. 50 quốc gia đang bị thiếu nước nghiêm trọng và nạn khan hiếm nước này sẽ làm giảm 30% sản lượng lương thực toàn cầu vào năm 2030. Thiệt hại do suy thoái môi trường vì thiếu nước ở Bắc Phi và Trung Đông ước tính tới 9 tỷ USD hàng năm. Năng suất cà phê ở Inđônêxia đã giảm 18% do thiếu nước tưới.

Phó Tổng Thư ký LHQ và Giám đốc chấp hành của UNEP Akim Xtâynơ (Achim Steiner) nhấn mạnh thông điệp của LHQ là mất đa dạng sinh học đang trở thành nguy cơ đối với kinh doanh nhưng cũng là cơ hội kinh doanh. Những công ty chuyển những giá trị của đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái vào chiến lược kinh doanh của họ ngày càng xác định được ranh giới của lợi nhuận cũng như doanh thu từ thế hệ mới những người tiêu dùng. Những giao dịch kinh doanh không tính đến đa dạng sinh học đang bị tác động về nguồn cung cấp, tiếp cận thị trường cũng như nguồn tài chính, thương hiệu, uy tín kinh doanh, đặc biệt là phản ứng của người tiêu dùng vì người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất gắn với môi trường bền vững./.

 

                                                                     Theo ĐCSVN

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục