Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cách đây hàng triệu năm thời tiết ở Turkana Basin (Kenya) nơi được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay. Đây có thể là nguyên nhân khiến loài người bắt đầu đi thẳng.

 

Mô tả ảnh.
Những người hiện đại sinh sống ở Turkana Basin, Kenya,  nơi từ  lâu vẫn được coi là cái nôi tiến hóa của loài người. Ảnh: Daily Mail.

Trước đây, các nhà khoa học cũng từng đưa ra “giả thuyết nóng” về sự tiến hóa của loài người. Giả thuyết này cho rằng nguyên nhân khiến con người bắt đầu đi thẳng là do không chịu nổi nhiệt độ cao. Đồng thời đi thẳng giúp cơ thể không bị lộ ra ngoài nhiều dưới sự bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời như khi đi bằng cả tứ chi.

Tiến sĩ Benjamin Passey, một chuyên gia về khoa học Trái đất ở Đại học Johns Hopkins và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Turkana Basin, địa điểm được coi là cái nôi tiến hóa của loài người. Cách đây khoảng 3 triệu năm, đây là vùng đất có thời tiết nóng bức trong một thời gian dài”.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các đồng vị phóng xạ của các hóa thạch phấn hoa, gỗ và các động vật tìm thấy trong đất để xác định mức độ nóng bức ở thời kỳ cách đây 4 triệu năm. Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những đồng vị carbon có nhiệt độ từ 30 đến 35 độ C. Điều này chứng tỏ nhiệt độ ban ngày ở thời kỳ đó có thể cao hơn nữa.

Tiến sĩ Passey nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra những bằng chứng cho thấy rằng môi trường sống nóng bức đã ảnh hưởng tới sự tiến hóa của những người châu Phi cổ xưa. Vì thế, chúng tôi có thể khẳng định rằng ‘giả thuyết nóng’ là hoàn toàn có cơ sở”.

Giáo sư Steve Jones thuộc Đại học London (Anh) cũng đồng tình với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ, ông nói: “Kết quả nghiên cứu có thể là những bằng chứng thuyết phục cho ‘giả thuyết nóng’ về sự tiến hóa của loài người. Việc đứng thẳng giúp cơ thể con người tiếp xúc với ánh nắng ít  hơn trong thời tiết nóng bức”.

Tuy nhiên, giáo sư Robin Compton thuộc Đại học Liverpool lại không đánh giá cao giả thiết này và cho rằng, môi trường để người tiền sử bắt đầu đi thẳng là khu vực rừng rậm chứ không phải là vùng sa mạc Kenya: “Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu những người đầu tiên đi bằng hai chân có xuất xứ ở vùng sa mạc thay vì ở những khu rừng”.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục