Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) TP Hồ Chí Minh vừa xây dựng dự thảo "Chương trình phát triển KH và CN TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015". Với mục tiêu xây dựng thành phố thành một trung tâm KH và CN lớn của cả nước và khu vực, dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của các nhà khoa học.

 
Giai đoạn 2006-2009, Sở KH và CN TP Hồ Chí Minh đã tập trung chỉ đạo vào công tác chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Nhiều đề tài ứng dụng thực tế đã góp phần giải quyết một số vấn đề lớn của thành phố. Một số đề tài, dự án nghiên cứu với kinh phí tương đối lớn (từ hai đến bốn tỷ đồng/đề tài) đã được đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, năng lượng, thiết kế vi mạch,... từng bước khắc phục tình trạng "đầu tư dàn trải".


Trong những năm qua, thành phố cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như đổi mới công nghệ công nghiệp. Ðã có 36 doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ ở các lĩnh vực vay vốn, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ. Ba vườn ươm doanh nghiệp công nghệ được thiết lập. Chương trình rô-bốt công nghiệp có một số sản phẩm điển hình được thiết kế chế tạo như tay máy lấy sản phẩm nhựa theo phương đứng, rô-bốt sơn tự động, rô-bốt hàn giàn giáo.


Chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật KH và CN để thu hút đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả ở Công viên phần mềm Quang Trung, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao, các phòng thí nghiệm trọng điểm. Ðặc biệt, thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã ban hành một số cơ chế, chính sách mang tính đột phá như đặt hàng trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đại học.


Tuy đạt được những kết quả nói trên, nhưng Giám đốc Sở KH và CN TP Hồ Chí Minh Phan Minh Tân thẳng thắn thừa nhận, KH và CN thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác chỉ đạo quản lý và điều hành các hoạt động KH và CN còn nhiều bất cập. Tiềm lực KH, CN và năng lực sáng tạo còn  hạn chế.


Giai đoạn 2011-2015, mục tiêu phát triển KH và CN của thành phố là đầu tư cho KH và CN từ ngân sách thành phố tăng trung bình 20% hằng năm, huy động đầu tư từ xã hội KH và CN tăng 30% năm. Tỷ lệ ứng dụng của các đề tài nghiên cứu vào thực tế đến năm 2015 là 35% và 40% đến năm 2020 (hiện nay là hơn 30%). Khuyến khích các hoạt động sáng tạo, phấn đấu đến năm 2015 đạt bình quân 200 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích (hiện 100 đơn/năm). Ðể đạt được các mục tiêu đề ra, Sở KH và CN cũng đưa ra một số giải pháp thực hiện như đổi mới cơ chế quản lý KH và CN, đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng và phát triển công nghệ cao, phát triển tiềm lực KH và CN.


Góp ý cho Dự thảo Chương trình phát triển KH và CN thành phố giai đoạn 2011-2015, TS Chế Ðình Lý, Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, dự thảo chưa quan tâm nhiều đến khoa học xã hội và đầu tư cho các chương trình liên quan đến môi trường còn quá ít. Do vậy, cần tăng kinh phí cho các chương trình tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn. Ðồng thời, cần đổi mới cách giảng dạy trong nhà trường để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt  Nam thì cho rằng, dự thảo chương trình đề cập đến mảng nông nghiệp còn ít quá. Sở KH và CN nên xây dựng kế hoạch ứng dụng kết quả nghiên cứu thành mô hình để người nông dân, nhà khoa học đến xem, học hỏi và đóng góp ý kiến.


Theo TS Chu Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT TP Hồ Chí Minh, thành phố nên tăng kinh phí đầu tư cho KH và CN. Ngoài ra, cần chú ý việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đi kèm với việc đào tạo nguồn nhân lực. Thực tế hiện nay là một số nơi có thiết bị hiện đại nhưng không có nhân lực để duy trì hoạt động, chưa nói đến việc phát huy công dụng của những thiết bị đó. Ngoài ra, đầu tư phát triển công nghệ cao nhưng phải làm chủ được công nghệ, tránh tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. GS Ðào Văn Lượng, Ðại học Công nghệ Sài Gòn cùng nhiều nhà khoa học khác thì nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp. Các nhà quản lý, nhà khoa học phải làm cho doanh nghiệp luôn đồng hành với mình. Doanh nghiệp phải xác định được đầu tư cho KH và CN là đầu tư vững chắc, có hiệu quả cho tương lai.
 
 
 
                                                                                           Theo ND

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục