Phần lớn NLĐ chưa hiểu biết rõ các quy tắc an toàn điện và an toàn cơ khí, tính năng vận hành, điều kiện vận hành an toàn của thiết bị.

Phần lớn NLĐ chưa hiểu biết rõ các quy tắc an toàn điện và an toàn cơ khí, tính năng vận hành, điều kiện vận hành an toàn của thiết bị.

(HBĐT) - “Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ nói nhiều, quan tâm nhiều công tác VSATLĐ và đối tượng là người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất công nghiệp chứ chưa có sự quan tâm, chú trọng đến vấn đề VSATLĐ trong sản xuất nông nghiệp (SXNN). Trong khi đó, đây là một vấn đề đang có những nảy sinh hết sức đáng lo ngại”, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐTB&XH), Nguyễn Đức Tuyên cho biết.

 

SXNN: Không có VSATLĐ

 

Hiện nay, SXNN vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong phát triển KTXH của tỉnh. Với khoảng hơn 80% dân số của tỉnh là lực lượng lao động nông nghiệp. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, SXNN có những bước tiến đáng kể. Nhiều tiến bộ KHKT đã được áp dụng một cách hiệu quả đã làm thay đổi phương thức sản xuất cũng như góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, tạo nguồn thu nhập và từng bước cải thiện điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ, Nguyễn Đức Tuyên thì: Chưa có một thống kê chính thức nào về TNLĐ trong SXNN nhưng vấn đề bảo đảm VSATLÐ trong SXNN trên địa bàn tỉnh bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề. Nhất là khi máy móc thiết bị sử dụng trong SXNN ngày càng nhiều; việc vận chuyển, pha chế, sử dụng, bảo quản hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không an toàn khá phổ biến; TNLĐ khi sử dụng máy móc nông nghiệp vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng; môi trường lao động đang ngày càng ô nhiễm... đã có những tác động, ảnh hưởng xấu đến sự an toàn và sức khoẻ của NLĐ.

 

Bên cạnh đó, NLĐ trong lĩnh vực SXNN trên địa bàn tỉnh không được tiếp cận với công tác VSATLĐ, phòng chống bệnh tật. Kiến thức về việc sửa dụng phương tiện máy móc an toàn hầu như không có. Việc tiếp xúc, sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu không theo quy trình xử lý trước và sau khi phun. Nhận thức về VSATLĐ của NLĐ trong SXNN còn hạn chế, chỉ là theo... thói quen. Đó là một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra hàng ngày của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Anh Xa Văn Luyến ở xóm Sèo xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: gia đình có hơn 5 nghìn m2 đất trồng ngô, bình quân mỗi năm 2 vụ. Việc đầu tư chăm sóc so với trước kia cũng đã đỡ hơn nhiều. Trước đây, mỗi vụ phải rất mất công làm cỏ cho ngô. Nhưng hiện nay việc làm cỏ ngô cũng đơn giản hơn rất nhiều với việc phun hóa chất trừ cỏ. Ngoài phun thuốc trừ cỏ, mỗi vụ cũng vài lần phải phun thuốc trừ sâu, bón phân thường kỳ cho ngô. Cũng như gia đình anh Luyến, việc chăm sóc ngô của gia đình chị Xa Thị Mai ở xóm Tằm xã Cao Sơn cũng không còn vất vả như trước khi lượng hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón được đầu tư.

 

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cả anh Luyến và chị Mai đều không sử dụng các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động (BHLĐ) trong khi tiếp xúc, sử dụng các loại hóa chất, thuốc BVTV. Trong khi đó các loại hóa chất được sử dụng đều có độc tính rất mạnh. Trao đổi với chúng tôi, anh Luyến thẳng thắn: Đây là công việc hàng ngày của nhà nông nên hầu như ai cũng phải làm như một thói quen. Vì điều kiện còn khó khăn nên bản thân tôi và bà con chẳng mấy ai sử dụng các phương tiện BHLĐ trong quá trình phun thuốc BVTV. Cho dù ai cũng biết đó là những loại thuốc có độc tính mạnh. Thường trong quá trình phun thuốc nhiều khi cũng cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, khó thở và sau khi phun nhiều khi thấy mẩn ngứa khó chịu khắp người nhưng cũng vì... thói quen nên cũng chẳng mấy ai quan tâm. Giống như người nông dân ở Đà Bắc, mỗi năm những người nông dân ở Cao Phong cũng sử dụng đến hàng chục tấn thuốc BVTV độc hại nhưng hầu như chẳng mấy ai sử dụng phương tiện, thiết bị BHLĐ nhằm phòng tránh những nguy cơ, tác hại đến sức khỏe bản thân.

 

Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về VSATLĐ trong SXNN

 

Nhận thức về công tác VSATLĐ trong SXNN của người dân còn thấp. Đó là một thực tế. Do vậy, hầu như người lao động trong lĩnh vực SXNN trên địa bàn tỉnh đều không sử dụng phương tiện BHLĐ khi tiếp xúc với thuốc BVTV. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế. Nhiều người không ngần ngại vứt bỏ vỏ chai, bao chứa thuốc BVTV một cách bừa bãi. Việc sử dụng thuốc BVTV một cách tràn lan không theo quy chuẩn, khuyến cáo cũng diễn ra khá phổ biến. Lượng thuốc BVTV sử dụng trên một đơn vị diện tích canh tác luôn vượt mức cho phép. Phần lớn người nông dân không được hướng dẫn đầy đủ các quy định về quy trình an toàn sử dụng thuốc BVTV. Đối với việc sử dụng điện và máy nông nghiệp cũng đang đặt ra những vấn đề đáng lo ngại. Phần lớn NLĐ chưa hiểu biết rõ các quy tắc an toàn điện và an toàn cơ khí. Tính năng vận hành, điều kiện vận hành an toàn của thiết bị, máy móc NLĐ sử dụng cũng chỉ được giới thiệu một cách sơ sài trong quá trình mua bán nên việc nắm bắt cũng còn hạn chế. Đó cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng”, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên cho biết. Trên thực tế, thì với những thói quen tâm lý giản đơn trong lao động đã hạn chế người nông dân tiếp xúc với những kiến thức về VSATLĐ. Hỏi những người nông dân ở Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi... khi phun thuốc BVTV sao không sử dụng các phương tiện BHLĐ như khẩu trang, găng tay, ủng...? Nhiều người cho rằng sử dụng các phương tiện BHLĐ chỉ thêm vướng và khó làm việc. Cùng với đó, ý thức tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước tác hại của thuốc BVTV vẫn còn rất hạn chế khi để thuốc BVTV ngay trong khu sinh hoạt của gia đình. “Từ thực trạng trên có thể thấy nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do kiến thức, trình độ và nhận thức của một bộ phận lớn người nông dân về vấn đề VSATLĐ còn thấp. Đa phần người nông dân khi sử dụng thuốc BVTV không hiểu hết mức độ nguy hiểm của nó khi không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Có thể nói, Ðể hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ trong lĩnh vực SXNN, bảo đảm ATVSLÐ thì trước hết cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công tác VSATLĐ trong nông nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể làm thay đổi hành vi và từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành công tác VSATLĐ trong SXNN nhằm góp phần tích cực xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn trên địa bàn tỉnh”, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ nhấn mạnh.

 

                                                                                                 

                                                                                        Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục