Lê Thị Ánh Quyên tập đi bằng đôi chân giả.

Lê Thị Ánh Quyên tập đi bằng đôi chân giả.

Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Ðà Nẵng (CH và PHCN) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được hình thành từ tháng 5-2010 trên cơ sở tổ chức và nâng cấp Trung tâm CH và PHCN Ðà Nẵng. Quá trình đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại gắn liền với chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn đã tạo điều kiện giúp bệnh viện hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ điều trị phục hồi chức năng (PHCN), phẫu thuật chỉnh hình; sản xuất và lắp ráp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình cho thương binh và những người tàn tật ở khu vực miền trung...

 

Thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về chăm sóc, phục vụ thương binh, người có công với cách mạng, những năm qua, Bệnh viện CH và PHCN Ðà Nẵng đã có nhiều nỗ lực, không ngừng sáng tạo, cải tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào công tác điều trị. Mặt khác, tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế trên nhiều mặt đào tạo, chuyển giao công nghệ phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu (VLTL), sản xuất chân tay giả, đến nay, nhiều kỹ thuật công nghệ cao đã được ứng dụng tại cơ sở như phẫu thuật nội soi, thay khớp, lắp ráp chân Mudula, giày nẹp chân khoèo góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe, sinh hoạt của thương binh và người tàn tật. Theo đó, số lượng người bệnh nội trú, ngoại trú tăng nhanh, có thời điểm quá tải (giường hai người bệnh) nhưng công tác điều trị luôn bảo đảm quy định, không để xảy ra sai sót; nhất là các ca phẫu thuật bảo đảm an toàn. Tính riêng sáu tháng đầu năm 2010, tổng số người bệnh được điều trị là 2.205, VLTL 2.126, phẫu thuật là 567 ca, sản xuất 6.565 sản phẩm bán thành phẩm chân tay giả. Ngoài ra, để giảm khó khăn trong việc đi lại cho thương binh và người tàn tật,  cùng với việc duy trì tốt hoạt động của Trạm Quảng Ngãi (cơ sở thuộc bệnh viện), đã tiếp nhận người bệnh đến đo khám và làm dụng cụ chỉnh hình. Hằng năm, bệnh viện tổ chức nhiều lượt đo khám, cấp phát chân, tay giả tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi...

Tại Phòng Ðiện trị liệu (thuộc Khoa PHCN), kỹ thuật viên (KTV) Trần Phương Duy cho biết,  phòng có ba KTV nhưng hằng ngày phục vụ số người bệnh từ 130 đến 150 người, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh ngoại trú là người làm việc theo giờ hành chính, phòng phục vụ thêm từ 17 giờ đến 19 giờ. Anh  Nguyễn Văn Thơ, thương binh loại hai ở phường Hải Châu 2, quận Hải Châu (Ðà Nẵng) vào đây điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ gần một tháng nay, một ngày hai lần thực hiện trị liệu (bằng phương pháp điện trị liệu và vận động trị liệu), kết quả bước đầu rất khả quan. Anh nhận xét: Các KTV ở đây luôn tận tình, chu đáo với người bệnh, đây thật sự là địa chỉ mang lại niềm vui sống cho những người bệnh PHCN. Ở Phòng tập trị liệu, hỏi chuyện cháu Lê Thị Ánh Quyên, 15 tuổi, quê thôn 2, xã Thành Phước, Hiệp Ðức (Quảng Nam) bị ảnh hưởng chất độc da cam, dị tật bẩm sinh, cụt hai chi trên. Cháu thổ lộ: Sau khi vào viện được lắp chân giả và tập đi tại bệnh viện, niềm vui lớn, hạnh phúc đã đến với cháu là tuy đi lại còn khó khăn, nhưng sau gần 15 năm trời chỉ biết "đi" bằng tay giờ thì cháu đã đứng lên được bằng "hai chân" của mình... Nghe cháu nói, nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên gương mặt người mẹ, chúng tôi không khỏi xúc động.


Trước yêu cầu của thực tế, được sự quan tâm của Nhà nước, bệnh viện được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở theo tiêu chuẩn Bệnh viện CH-PHCN khép kín, bao gồm các chức năng: thăm khám, phẫu thuật, điều trị PHCN và sản xuất dụng cụ chỉnh hình. Sau khi hoàn thành giai đoạn một của dự án với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng (chưa tính trang thiết bị), đến nay cơ sở vật chất của bệnh viện rất khang trang, hiện đại với diện tích 11.752 m2, cảnh quan không gian thoáng đãng; các phòng chức năng được bố trí hợp lý; trang thiết bị được đầu tư mới, đồng bộ; có nhiều thiết bị hiện đại như C-Arm máy X quang tăng sáng truyền hình, máy nội soi khớp, máy kích thích mau liền xương bằng từ trường, máy đo điện cơ đồ, dụng cụ mổ thay khớp... góp phần quan trọng nâng cao năng lực, chất lượng chuyên môn của bệnh viện, nhất là trong việc thực hiện các phẫu thuật kỹ thuật cao lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, mau chóng lành bệnh.


Ðây là bệnh viện đầu tiên ở khu vực miền trung - Tây Nguyên triển khai các hoạt động dịch vụ VLTL theo yêu cầu. Ðiều đáng nói là từ lợi nhuận thu được từ khu vực điều trị VLTL theo yêu cầu được trích một phần hỗ trợ cho khu vực điều trị người bệnh chính sách và người nghèo... Có thể nói, chỉ sau hơn một năm được nâng cấp từ trung tâm lên quy mô bệnh viện, không chỉ là sự thay đổi tên gọi mà là sự nâng cấp cả về chất và lượng trên nhiều phương diện. Ðây là đánh giá, ghi nhận của những người bệnh mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, tìm hiểu. Trao đổi với chúng tôi chung quanh "hoạt động đa năng" của mô hình mới, Giám đốc Bệnh viện CH và PHCN Ðà Nẵng Hoàng Văn Cúc cho biết: Ðơn vị chúng tôi hoạt động theo mô hình cấp bệnh viện, nhưng đến nay, bệnh viện vẫn chưa được hưởng đầy đủ các cơ chế, chính sách của loại hình này (như về biên chế, tài chính...). Thứ nữa, bệnh viện phục vụ đối tượng chính sách là chính, nên chúng tôi rất mong được các cấp, các ngành, nhất là TP Ðà Nẵng tạo điều kiện hỗ trợ cho CBNV của đơn vị còn khó khăn về nhà ở, ổn định, an tâm làm tốt nhiệm vụ của mình.
 
 
 
                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục