Việc đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn đã góp phần làm giảm khói, bụi quanh khu vực khai thác đá.

Việc đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn đã góp phần làm giảm khói, bụi quanh khu vực khai thác đá.

(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản ở huyện Lương Sơn tăng nhanh về số lượng đơn vị, quy mô và sản lượng khai thác. Hiện, toàn huyện có 23 đơn vị, doanh nghiệp khai thác, chế biến đá xây dựng được cấp giấy phép dài hạn và 25 doanh nghiệp khai thác tận thu thời hạn 3 năm. Với sản lượng khai thác lớn thì ngoài lợi ích về kinh tế thì sức ép lớn về môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm.

 

Trên địa bàn huyện Lương Sơn đã có 48 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại các xã Tân Vinh, Hoà Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Thành Lập... Việc khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên đã đáp ứng nhu cầu đá xây dựng cho thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm ổn định cho lao động ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, không ít doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng, cũng như thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong quá trình nổ mìn khai thác, nghiền sàng, vận chuyển đá...

 

Ông Đinh Mạnh Đông, Phó phòng TN&MT huyện Lương Sơn cho biết: Để giảm thiểu thực trạng trên, Phòng TN&MT huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, trật tự xã hội tại khu vực khai thác đá ở các xã. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Khoáng sản, các quy định của tỉnh, huyện về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện như: thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động, giữ gìn ANTT, bảo đảm an toàn nơi sản xuất... Nhiều doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại địa phương đã quan tâm đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất và có những giải pháp hữu hiệu hạn chế tác động đến môi trường. Ngoài ra còn quan tâm đến lợi ích của nhân dân địa phương bằng việc tham gia sửa chữa đường giao thông, hỗ trợ xây dựng công trình văn hoá, phúc lợi... Năm 2008, qua kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản, cơ quan chức năng đã xử phạt 7 đơn vị khai thác đá vi phạm về môi trường. Hai năm gần đây, không có đơn vị, doanh nghiệp nào vi phạm do không thực hiện các nội dung về môi trường và cam kết về bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn đã có những chuyến biến đáng kể.

 

Đến cơ sở khai thác đá của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn tại mỏ đá Tân Vinh, xã Tân Vinh được ông Lưu Hữu Tình, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Hiện, Công ty đang hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng trên diện tích 16 ha với 4 dây chuyền sản xuất có tổng công suất 560 tấn/h. Để bảo vệ môi trường sống quanh khu vưc mỏ đá Tân Vinh, ngoài việc đầu tư đồng bộ các thiết bị sản xuất, doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp hạn chế bụi phát tán trong quá trình khai thác như: sử dụng hệ thống phun nước tại những khâu phát sinh bụi, trồng cây xanh quanh khu vực, dọn vệ sinh, tưới nước trong quá trình vận chuyển nguyên liệu... 

 

Ông Tình cho biết thêm: Được sự quan tâm của các cơ quan chức năng và chính quyền xã Tân Vinh về công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, năm 2007, chi hội môi trường Tân vinh đã được thành lập với sự tham gia của 9 doanh nghiệp trên địa bàn xã. Trong đó có 8 doanh nghiệp khai thác đá và 1 nhà máy xi măng. Chi hội đã có những đóng góp đáng kể vào công tác bảo vệ môi trường.

 

Với những tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, những năm qua, hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn đã góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng nghiêm túc thực hiện tốt bảo vệ môi trường. Trước thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng ở huyện Lương Sơn và chính quyền cơ sở cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, TTXH tại khu vực khai thác khoáng sản. Có như vậy, việc  SX-KD trên lĩnh vực này mới đảm bảo mục tiêu toàn diện về KT - XH và môi trường.

    

                                                                                       Hoàng Huy      

        

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục