Tiếp tục với phương thức khai thác thủ công, ai dám chắc sẽ không có tai nạn lao động xảy ra.

Tiếp tục với phương thức khai thác thủ công, ai dám chắc sẽ không có tai nạn lao động xảy ra.

(HBĐT) - Liên tục xảy ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người, liên tục bị các cơ quan chức năng nhắc nhở, chấn chỉnh về công tác VSATLĐ - PCCN. Nhưng vấn đề VSATLĐ - PCCN trong khai thác than ở Cuối Hạ (Kim Bôi) vẫn chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.

 

Liên tục sảy ra tai nạn lao động

 

Trưởng Công an xã Cuối Hạ Bùi Văn Liển cho biết: Việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATLĐ - PCCN tại các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn xã vẫn còn hạn chế. Nhiều lần chính quyền xã, lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở nhưng tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Chính điều này đã dẫn đến những vụ TNLĐ đáng tiếc trong thời gian qua. Điển hình vào hồi 20h 30 ngày 31/12/2009, tại cửa lò số 4, bãi 3, vỉa số 8 thuộc Công ty CP khoáng sản Kim Bôi đã xảy ra vụ TNLĐ nổ khí metan nghiêm trọng hậu quả làm chết 3 người gồm Hoàng Đức Tiến, sinh năm 1966, Bùi Văn Bình, sinh năm 1978, trú tại xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng và Bùi Văn Mịnh, sinh năm 1985, trú tại xóm Lẫm, xã Nuông Dăm. Theo lời kể của những nhân chứng may mắn còn sống trong vụ TNLĐ này, sau khi được bàn giao ca làm việc mới, anh Bùi Văn Bình, Bùi Văn Mịnh, Hoàng Đức Tiến được đưa xuống lò khai thác và các anh Hà Công ịn, Hà Đức Lợi chuẩn bị xuống lò thì đột ngột khí metan phát nổ mạnh. Khói bốc lên mù mịt tại cửa lò. Mặc dù đã tổ chức lực lượng ứng cứu nhưng cả 3 nạn nhân đã tử vong do ngạt khí và bị bỏng nặng.

 

Tiếp sau vụ tai nạn trên, ngày 6/9/2010, cũng tại mỏ khai thác than thuộc quản lý của Công ty CP khoáng sản Kim Bôi xảy ra vụ TNLĐ ngạt khí làm chết 3 người là anh Bùi Nguyễn Phúc Sơn, sinh năm 1992, trú tại xóm Vọ, xã Cuối Ha; Nguyễn Văn Hưng, sinh năm 1977; Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1990, trú tại Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh). Không dừng lại ở đó, vào hồi 21h ngày 21/9/2010, Ban Công an xã Cuối Hạ nhận được tin báo vụ TNLĐ sập lò khai thác than tại bãi số 3, vỉa số 8 làm anh Bùi Văn Miên, sinh năm 1968 bị thương nặng.

 

 “Với phương pháp khai thác than thủ công cộng với việc khai thác than theo kiểu “thổ phỉ” không tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố VSATLĐ - PCCN của chủ sử dụng lao động và người lao động chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ TNLĐ đáng tiếc ở đây” - Anh Bùi Văn Liển, Trưởng Công an xã  Cuối Hạ nhấn mạnh.

 

Môi trường lao động mất an toàn nghiêm trọng

 

Đó là những gì mà chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến tại khu vực mỏ khai thác than của Công ty CP khoáng sản Kim Bôi. Điều kiện làm việc, môi trường làm việc an toàn hầu như không được quan tâm. Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về VSATLĐ - PCCN cũng chưa được quan tâm đúng mức. Cả khu vực khai trường với 11 lò khai thác than nhưng theo nhẩm đếm, quan sát của chúng tôi hầu như không có các biển báo nguy hiểm, nội quy về VSATLĐ tại các cửa lò, khu vực làm việc. Chỉ có nội quy về ATLĐ - PCCN với những quy định khi công nhân xuống lò làm việc chỉ in trên tờ giấy khổ A4 được dán gần khu lán trại của công nhân. Trong đó cũng chỉ là một số những quy định mang tính chất chung chung như: khi xuống lò cấm không được mang bật lửa, diêm, các vật dụng khác phát ra tia lửa điện; không được tự tiện cắt dây điện hoặc chích dây để đấu điện trong lò; không được uống rượu, bia hoặc chất kích thích khác trước khi xuống lò; khi xuống lò phải đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động...

 

Trao đổi về thực tế công tác VSATLĐ - PCCN, ông Bùi Văn Hờm, cán bộ kỹ thuật - ATLĐ của Công ty khoáng sản Kim Bôi cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của các vụ TNLĐ xảy ra trong thời gian qua ở đơn vị chủ yếu một phần là do lỗi khách quan và chủ quan của người lao động. Rút kinh nghiệm từ các vụ TNLĐ, trong thời gian qua, Công ty đã tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị kiểm tra nồng độ khí, quạt thông gió. Trước khi công nhân vào làm việc trong hầm lò sẽ kiểm tra thực tế nồng độ khí bằng cách đưa máy đo nồng độ khí xuống lò trước. Ngoài ra, Công ty cũng đã chú trọng tới các biện pháp làm thế nào để giảm nguy cơ mất ATLĐ bằng cách đầu tư có chiều sâu cho VSATLĐ - PCCN. Chung quan điểm đó, anh Phan Văn Sỹ  - một chủ thầu lò khai thác than còn cho rằng, hiện nay, chúng tôi đã đầu tư xây dựng lò khai thác theo hướng thông gió tự nhiên bằng cách “thông thượng, lò thông lò”. Do vậy có thể khẳng định cả 11 lò của đơn vị đang khai thác hầu như đã ổn định, đảm bảo an toàn.

 

Tuy vậy, vẫn tiếp tục với phương thức khai thác thủ công, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về VSATLĐ - PCCN của cả chủ sử dụng lao động và người lao động còn lỏng lẻo, chạy theo năng suất, sản lượng khai thác như hiện nay thì không ai dám chắc sẽ không có TNLĐ xảy ra ở các lò khai thác than ở Cuối Hạ. Trong điều kiện, môi trường làm việc như vậy, TNLĐ trong khai thác than ở đây vẫn là điều được cảnh báo trước.

         

 

                                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục