"Hãy gọi là rùa Hồ Gươm" là phát biểu của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và đông đảo chuyên gia tham dự cuộc họp bàn nhằm tìm phương án tối ưu bảo vệ rùa Hồ Gươm được tổ chức chiều 21-2 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm. Không chỉ đồng thuận trong cách gọi tên, quan điểm và phương án bảo vệ rùa Hồ Gươm cũng đã được các nhà khoa học đi đến sự thống nhất để có phương án cụ thể, tối ưu trước ngày 25-2.

 

Nhiều giải pháp đồng bộ
 


Hà Nội nỗ lực trong việc bảo vệ loài rùa quý tại Hồ Gươm. Ảnh: Vũ Long

TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KHCN Hà Nội cho biết, hiện ba nhóm công tác chuyên trách về môi trường, phương pháp bắt rùa và chữa trị cho rùa đã hình thành, gồm những chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Việt Nam và sắp tới có thể mời thêm các chuyên gia thú y nước ngoài cùng tham gia.

Theo chỉ đạo của UBND TP, cải tạo môi trường hồ sẽ là việc được triển khai ngay trong những ngày tới. Đây là biện pháp gián tiếp giúp việc chữa bệnh cho rùa đạt hiệu quả hơn, cả trước mắt cũng như lâu dài. Hiện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút hoàn thiện kế hoạch bổ sung nước cho Hồ Gươm, chuẩn bị phương tiện nạo vét các vật cản có thể ảnh hưởng đến đường di chuyển của rùa... Các chuyên gia môi trường, thủy văn học sẽ tham gia tư vấn nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và hoạt động sinh học ở hồ. Về lâu dài, các công nghệ tiên tiến sẽ được triển khai để nạo vét bùn ở khu vực trung tâm của hồ nhằm không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường sống của các loài động vật. Ngoài ra, việc bổ sung bè thực vật thủy sinh theo tư vấn của nhiều chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Môi trường, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cũng được tính đến.

Riêng về cách chữa trị cho rùa Hồ Gươm, ý kiến của các nhà khoa học cơ bản đồng thuận phương án đưa rùa lên khỏi mặt nước sau đó can thiệp bằng các liệu pháp khoa học. TS Phan Thị Vân (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) và các đồng nghiệp hiện đã hoàn thành việc xây dựng các giải pháp xử lý vết thương cho rùa theo hai hướng: đưa rùa lên cạn và để nguyên rùa trong lòng hồ. Trong một vài ngày tới, các phương án về loại thuốc, liều lượng thuốc... sẽ được tính toán kỹ lưỡng và trước khi áp dụng sẽ thử nghiệm thuốc trên loài tương đối gần với rùa là ba ba. Cũng tại buổi họp trên, giải pháp bắt rùa vẫn nghiêng về ba phương án: bẫy, đánh lưới và cải tạo lối lên Tháp Rùa để bắt (dựa vào đặc tính sinh học thích phơi nắng của rùa - PV). PGS-TS Lê Xuân Cảnh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) cũng như ông Nguyễn Ngọc Khôi - người có 20 năm kinh nghiệm nuôi rùa - cho rằng, bắt rùa trong môi trường nước với cá thể có khối lượng lớn như rùa Hồ Gươm là không đơn giản và cần phải tính đến nhiều phương án cùng lúc.

Truyền thuyết Hồ Gươm sống mãi


GS-TS Lê Trần Bình (nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học) cho biết, trên thế giới hiện chỉ thấy loài động vật có tuổi thọ cao nhất là 176 tuổi. Điều đó đồng nghĩa với việc không có loài nào có tuổi thọ vĩnh hằng. "Nên coi rùa Hồ Gươm là loài động vật hoang dã và chữa trị chúng đúng với tập tính của loài này" - GS Mai Đình Yên (Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam) nhấn mạnh.

GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh (Phó Chủ tịch Hội Động vật học) chia sẻ: Dưới góc độ nhà nghiên cứu động vật, tôi rất mừng khi thấy lãnh đạo TP và nhân dân Hà Nội rất quan tâm đến một loài động vật đặc biệt được quốc tế xếp vào hạng cần phải bảo tồn đặc biệt. Tuy nhiên, do đây là loài động vật hoang dã nên chúng cũng không tránh khỏi quy luật sinh tồn tự nhiên. Đồng tình với quan điểm của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, GS Đặng Huy Huỳnh cho rằng, dù sau này rùa không còn nữa thì tôi tin truyền thuyết về Hồ Gươm không vì thế mất đi.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm có nhiệm vụ triển khai ngay các biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ quanh khu vực hồ. Việc câu cá, phóng sinh rùa tai đỏ, các chất phế thải xuống hồ phải bị nghiêm cấm; các hành vi vi phạm ảnh hưởng môi trường, cảnh quan khu vực hồ sẽ bị xử lý. Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ hoàn thành công tác di chuyển đường cấp thoát nước, đường điện của đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa trước ngày 25-2. Các ngành chức năng cũng sớm tìm giải pháp cải tạo đường lên chân Tháp Rùa để rùa có thể bò lên như trước đây song song với các giải pháp bắt giữ để chữa trị khi cần. Chiều 22-2, phương án nạo vét, giải tỏa vật cản, bổ sung nước hồ... sẽ được xem xét thông qua. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cũng đề nghị các nhà khoa học tiếp tục cộng tác với Hà Nội nhằm sớm thống nhất phương án chữa trị, để trước ngày 25-2-2011 có thể đưa ra phương án tối ưu và đồng thuận nhất.
 
 
 
 
                                                                               Theo HaNoiMoi
 
 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục