Thành phố Hà Nội hôm qua quyết định thành lập hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm gồm 13 thành viên, trong đó bác sĩ thú y Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, làm chủ tịch.

 

Các bao tải cát được vận chuyển ra quanh quanh chân Tháp Rùa. Ảnh: Hương Thu.
Các bao tải cát được vận chuyển ra quanh quanh chân Tháp Rùa. Ảnh: Hương Thu.

Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đưa cụ rùa về chân Tháp Rùa và bể lưu giữ để chữa trị; trực tiếp thực hiện các công việc khám, lấy mẫu, xét nghiệm, chẩn đoán, chữa trị những thương tổn của cụ rùa; đảm bảo các điều kiện về an toàn, môi trường và chăm sóc sức khỏe cụ rùa trong quá trình chữa trị.

Trong trường hợp cần thiết, hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm sẽ mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để tham gia khám, chữa trị, chăm sóc cho cụ rùa.

Trước đó, sau phiên họp ngày 25/2, giới chức Hà Nội có quyết định để giám đốc Sở y tế Lê Anh Tuấn là chủ tịch hội đồng chữa trị Rùa Hồ Gươm. Giải thích về vấn đề này, tiến sĩ Tuấn cho biết, ngành y tế chỉ có thể xử lý những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người chứ không chữa bệnh cho động vật. Việc chữa trị cho cụ Rùa nên để cho các bác sỹ thú y là đúng chuyên môn nhất.

“Nhưng Sở y tế Hà Nội, cụ thể bệnh viện da liễu Hà Nội sẽ có nhiệm vụ để phối hợp với bên thú y chẩn đoán, xem xét cách thức chữa các bệnh ngoài da cho cụ trong trường hợp cần thiết”, ông Tuấn nói.

Công việc tiến hành cứu chữa cụ được tiến hành từ ngày 27/2. Nước sạch được bơm vào lòng hồ Gươm, hàng trăm khối bê tông và tảng đá được vớt lên từ hồ, những túi cát được mang ra chân tháp Rùa.

Lộ trình cứu cụ Rùa gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn một, gồm cải thiện môi trường Hồ Gươm, chế tạo dụng cụ bẫy rùa và bể nổi giữ rùa. Việc cải thiện môi trường Hồ Gươm gồm hai đầu việc chính là thu dọn vật cứng và bổ cập nước. Thu dọn vật cứng dự kiến kéo dài ba ngày (theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 26-2). Bổ cập nước kéo dài 20 ngày (theo kế hoạch, bắt đầu từ 23-2 và kết thúc vào giữa tháng ba).

Có hai lựa chọn chế tạo bể nổi giữ rùa. Nếu dùng bể bơi sẵn có kiểu như bể thông minh, toàn bộ công việc giai đoạn một (không kể hoạt động cải thiện môi trường Hồ Gươm) dự kiến kéo dài 10 ngày. Còn nếu dùng bể nhân tạo tại hồ, diện tích 250 m2, tổng thời gian giai đoạn một có thể lên đến 30 ngày, do phát sinh các việc mới như chế tạo, vận chuyển, hạ thủy xuống hồ, v.v...

Giai đoạn hai, tổ chức bắt và đưa lên chữa trị. Thời gian bắt liên quan đến loại lưới và cách bắt. Nếu dùng lưới vét, giai đoạn này dự kiến kéo dài 5 ngày. Nếu dùng bẫy thụ động, tức chờ rùa bò vào, giai đoạn này có thể kéo dài 15 ngày.

Giai đoạn ba, chữa trị và đánh giá kết quả. Quá trình chữa trị gồm có chữa sơ bộ, lấy mẫu, phân tích bệnh, hội chẩn, phác đồ điều trị triệt để. Toàn bộ giai đoạn ba dự kiến kéo dài khoảng 90 ngày.

(Theo Sở khoa học và công nghệ Hà Nội)

 

                                                                           Theo VnExpress

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục