Tàu thăm dò Messenger tiếp cận Sao Thủy. (Nguồn: Internet)

Tàu thăm dò Messenger tiếp cận Sao Thủy. (Nguồn: Internet)

Tàu thăm dò Messenger (Sứ giả) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 18/3 lần đầu tiên trong lịch sử ngành thiên văn đã "trượt" thành công vào quỹ đạo xung quanh Sao Thủy, sau hành trình sáu năm để tới hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời này.

 

Để có thể bay vào quỹ đạo Sao Thủy, động cơ chính của tàu đã được khởi động để giảm tốc độ tàu trong 15 phút, một động tác cần sử dụng 1/3 số nhiên liệu dự trữ ban đầu.

Sau khi bay vào quỹ đạo Sao Thủy, các thiết bị trên tàu bắt đầu hoạt động từ ngày 24/3 và những bức ảnh đầu tiên chụp từ quỹ đạo sẽ được thực hiện ngày 29/3, tức là 11 ngày sau khi tàu "gắn" vào quỹ đạo. Khi đó, tàu sẽ nằm ở cực Nam của Sao Thủy để tiếp tục hoạt động thu thập hình ảnh về hành tinh này.

Tàu thăm dò Messenger được NASA phóng đi tháng 8/2004 trong một dự án có tổng trị giá lên tới 446 triệu USD. Để tiết kiệm nhiên liệu, tàu được phóng đi bằng "đường vòng" và tiến vào quỹ đạo Sao Thủy bằng một loạt thủ thuật, như điều chỉnh hướng bay và giảm vận tốc bằng lực hấp dẫn của các hành tinh.

Cho tới nay, tàu Messenger đã bay được hơn 7,8 tỷ km, bay hơn 15 vòng quanh Mặt Trời. Trong hành trình của mình, tàu đã bay qua Trái Đất một lần, hai lần bay qua Sao Kim và ba lần bay qua chính Sao Thủy.

Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời. Cho tới nay con người mới chỉ biết rất ít về hành tinh này. Bản đồ toàn phần đầu tiên của Sao Thủy mới chỉ được xây dựng năm 2009 bằng các dữ liệu của tàu thăm dò "Mariner-10" nghiên cứu hành tinh này trong những năm 70 thế kỉ 20, cũng như tàu Messenger.

Hiện Sao Thủy là hành tinh duy nhất trong các hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường không có vệ tinh nhân tạo./.


                                    Theo HaNoiMoi


Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục