Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn nông dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) cách ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hiện tượng vàng lá trên diện tích lúa hè thu cấy sớm.

Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn nông dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) cách ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hiện tượng vàng lá trên diện tích lúa hè thu cấy sớm.

(HBĐT) - Hiện tượng vàng lá sinh lý trên cây lúa thường xuất hiện phổ biến trong vụ xuân hơn vụ mùa. Tuy nhiên, vụ mùa năm nay sẽ có khác biệt đáng kể, diện tích bị vàng lá sẽ tăng cao. Đó là cảnh báo mới đây được đưa ra bởi Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

 

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật: Nhìn chung trong sản xuất vụ mùa, những diện tích cấy trước ngày 25/7 thường cho năng suất cao nhất do nguồn năng lượng ánh sáng, nhiệt độ phù hợp với thời điểm cây lúa làm đòng – trỗ chín. Chính vì thế, thời vụ gieo cấy vụ mùa không nên để quá muộn. Tuy nhiên đối với vụ mùa năm nay, việc đảm bảo khung thời vụ như trên là rất khó vì trước đó, tiến độ gieo cấy và thu hoạch vụ chiêm - xuân đã muộn hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Do tiến độ làm mùa cấp bách, thời gian quá ngắn nên tàn dư của vụ trước không kịp phân hủy hết trước khi cấy vụ mới. Những tàn dư này bị vùi sâu dưới bùn, các vi sinh vật tiếp tục phân giải chúng trong điều kiện yếm khí, do đó sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc như H2S, NH3... Những chất khí này gây độc cho bộ rễ lúa, khiến cây không hút được dinh dưỡng, bộ lá nhanh chóng bị vàng đi. Hiện tượng vàng lá này xảy ra phổ biến từ khi lúa đẻ nhánh rộ, cao điểm khi lúa đứng cái, bắt đầu phân hóa đòng. Nếu phát hiện và xử lý sớm, cây sẽ nhanh chóng phục hồi. Nhưng nếu để muộn, ruộng lúa sẽ khô xác đi, ít bông, bông nhỏ và lép nhiều, ảnh hưởng mạnh đến năng suất và sản lượng lúa.

 

Dự báo nguy cơ cao bệnh vàng lá trên lúa vụ mùa năm nay, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và kịp thời xử lý bệnh. Cụ thể, nên cày bừa ngay sau khi gặt, vùi toàn bộ rơm rạ xuống bùn, sau đó bón lót sớm phân chuồng (hoặc phân hữu cơ), vôi, lân ngay từ lúc làm đất để thúc đẩy quá trình phân rải chất hữu cơ. Nên làm cỏ sục bùn và bón thúc sớm ngay khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Đặc biệt, nếu ruộng xuất hiện bệnh, cần áp dụng biện pháp: Tạm dừng bón phân đạm (NPK, DAP hoặc urê). Tháo nước ra cho khô ruộng (nứt chân chim). Rải vôi bột (200 kg/ha). Thay nước mới vào ruộng. Sử dụng phân bón lá có hàm lượng lân cao và có những chất vi lượng như Bo, Mo, Fe, Mn... Vài ngày sau (3-5 ngày), quan sát rễ lúa, nếu có rễ trắng đâm ra là lúa đã phục hồi, có thể bón phân bình thường./.

 

 

                                                                            Yến Linh

                                                                     (Chi cục BVTV)

 

Các tin khác


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục