Nếu như chúng ta coi protein là một chất đặc hiệu của sự sống thì nước là môi trường không thể thiếu để cho sự sống vận hành.

 




Nước có mặt ở khắp mọi nơi. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trên bề mặt Trái đất có 1.385.920.456,9 kilômét khối nước. Tuy nhiên, chỉ không đầy 1% trong số này là nước sạch và có thể tiếp cận được.

Nước "sạch" có thể chỉ là một thuật ngữ mang tính tương đối. Trước năm 2009, các nhà quản lý liên bang Mỹ thậm chí không đặt ra yêu cầu buộc các hãng sản xuất nước đóng chai phải loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy E. coli.

Theo lý thuyết, nước trong tầng bình lưu góp phần dẫn tới hiện tượng ấm lên hiện tại của bầu khí quyển của trái đất. Điều này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bão nhiệt đới, vốn sẽ tùng thêm nhiều nước hơn nữa vào tầng bình lưu.

Tốc độ ấm nóng của bầu khí quyển trái đất chậm hơn trong thập kỷ qua có thể là do việc giảm 10% nước trong tầng bình lưu. Cho đến giờ, các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao lại như vậy.



Các nhà khoa học đã phát hiện những hồ chứa nước lớn dưới đáy đại dương. Trong thực tế, có thể có nhiều nước phía dưới các đại dương hơn là bên trong chúng.

Nếu không có nước, lớp vỏ đại dương sẽ không chìm vào lớp vỏ của trái đất. Và tất nhiên, trái đất có thể sẽ không có kiến tạo địa tầng, và hành tinh của chúng ta có lẽ sẽ giống sao Kim hơn: khủng khiếp và trì trệ.

Các bằng chứng gần đây cho thấy, khi hệ mặt trời được hình thành cách đây 4,5 tỷ năm, các sao chổi có lõi lỏng. Nếu như vậy, cuộc sống có thể đã bắt đầu trong một sao chổi.

Băng đá là một mạng lưới các phân tử tứ diện gắn kết với nhau và có chứa rất nhiều khoảng trống. Đó là lý do tại sao băng đá lại nổi. Ngay cả sau khi băng đá tan ra, một vài trong số những tứ diện này gần như luôn còn sót lại, giống như một mẩu nước đá nhỏ với chiều rộng tạo thành từ 100 phân tử.

Bạn có thể tự tạo ra nước bằng cách trộn lẫn hydro và oxy trong một hộp chứa và thêm một tia lửa. Thật không may, đó chính là công thức đã dẫn tới vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg của Đức năm 1937, khiến 34 người thiệt mạng.

Các nhà khoa học đã tìm ra một công thức ít gây nổ hơn để chiết xuất năng lượng từ hydro và oxy. Loại bỏ các electron từ một số phân tử hydro, bổ sung thêm thật nhiều electron vào các phân tử oxy và kết quả là chúng ta có được một dòng điện. Đó là những gì xảy ra trong một tế bào nhiên liệu.

Những người làm vườn giỏi đều hiểu rõ, không nên tưới nước cho cây vào ban ngày. Các giọt nước bám vào lá cây có thể hoạt động như một kính lúp nhỏ, tập trung ánh sáng mặt trời và khiến cây bị thiêu đốt.

Lông trên da của bạn cũng có thể giữ các giọt nước. Một chân lông chưa bị cạo có thể bị cháy nắng nhanh hơn chân lông đã bị cạo.

Chúng ta có thể nhịn ăn hơn một tháng nhưng không thể nhịn khát dù chỉ vài ngày. Đơn giản, nước là nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho sự sống. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn là loại “dầu nhờn” đặc biệt, giúp mất và các khớp linh hoạt hơn.



Mặc dù nhiều bác sĩ thường khuyên bệnh nhân uống 8 cốc nước mỗi ngày nhưng không có bằng chứng khoa học nào hậu thuẫn lời khuyên này. Lầm tưởng này có thể bắt nguồn từ một khuyến cáo năm 1945 rằng người Mỹ nên tiêu thụ khoảng "1 ml nước cho mỗi calo thực phẩm ", tương đương với 8 hoặc 10 cốc nước mỗi ngày. Nhưng khuyến cáo nói thêm rằng, phần lớn nước nên được hấp thụ từ thực phẩm - điều mà nhiều người dường như đã bỏ qua.

Uống nước quá nhiều hoặc nhiều hơn lượng cần thiết đáng kể có thể gây ra "nhiễm độc nước" và dẫn đến phù não và phổi, gây tử vong. Nhiều vận động viên chạy marathon nghiệp dư đã chết theo cách này.

Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, quá trình mất nước sẽ xảy ra. Một vài dấu hiệu nhẹ dễ thấy nhất như da ngứa và khô, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, bạn còn cảm thấy kém tập trung, đau đầu, hoa mắt … Tình trạng mất nước kéo dài có thể ảnh hưởng đến huyết áp, sự lưu thông máu, hệ tiêu hóa và các chức năng thận.

Một thông tin có thể khiến nhiều người sốc: Hệ thống phục hồi nước mới trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang tái chế 93% mồ hôi và nước tiểu của các phi hành gia và biến chúng trở thành nước có thể uống được.

Các ngôi làng người Kurd ở miền bắc Iraq hiện đang sử dụng một phiên bản di động của hệ thống xử lý nước của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) để làm sạch nước từ các sông, suối.

                                                 Theo Vietnamnet

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục