Thị trường ĐTDĐ từ cuối năm 2010 liên tục ghi nhận nhiều thương hiệu Việt mới. Thế nhưng, làm cách nào để những tên tuổi ấy có thể duy trì và tồn tại lại không phải là chuyện dễ dàng khi trước đó nhiều thương hiệu đã phải “khai tử” ngay sau khi mới ra đời ít lâu.

Nếu so với thời điểm này 1 năm về trước khi thị trường điện thoại di động thương hiệu Việt chỉ xuất hiện một vài tên tuổi như FPT, Q-mobile thì nay đã có khoảng vài chục nhãn hiệu với đủ loại điện thoại như Bluefone (CMC), Avio (VNPT), Hi-mobile (HiPT), Mobistar, Mobel... Điểm chung của các mẫu điện thoại này là giá rẻ, chỉ dao động trong khoảng từ vài trăm tới 1 triệu đồng. Các dòng sản phẩm thông minh, ứng dụng 3G cũng chỉ có giá chưa tới 2 triệu đồng.

 

Ngoài việc đưa ra các sản phẩm có mức giá cạnh tranh, doanh nghiệp Việt cũng đã mạnh dạn cho ra đời những mẫu điện thoại có nhiều tính năng, tạo ra sự khác biệt để thu hút người tiêu dùng. Đơn cử như CMC, mặc dù mới gia nhập thị trường nhưng công ty này đã cho ra đời những mẫu điện thoại có thể gắn tới 4 sim trên 1 máy, trong đó có 2 sim trực tuyến (online sim), và có cả mẫu điện thoại có thể gắn 3 sim sử dụng 3 sóng điện thoại khác nhau. Hay như HiPT mặc dù mới tham gia thị trường nhưng cũng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng hệ thống bảo hành, showroom lớn để quảng bá sản phẩm. Theo đại diện của HiPT, đến tháng 8/2011, hệ thống chăm sóc khách hàng của công ty sẽ có mặt tại 26 tỉnh thành của miền Bắc và đến tháng 12 năm 2011, hệ thống bảo hành và hậu mãi Hi-mobile sẽ phủ rộng từ Bắc vào Nam.
 
Nếu nhà sản xuất điện thoại Việt có tầm nhìn, trước mắt làm thương hiệu, sau tự sản xuất điện thoại của mình thì sẽ có khả năng đi xa hơn ở thị trường này
 
 

Kết quả thống kê con số bán ra từ một số nhà phân phối cũng cho thấy những tín hiệu khả quan về khả năng phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu điện thoại Việt. Theo đại diện của Thế Giới Di Động, hiện các dòng điện thoại thương hiệu Việt đang chiếm khoảng 30% về số lượng tiêu thụ và 15% về giá trị thị trường. Công ty Thế giới trực tuyến cũng cho biết, 5 tháng đầu năm 2011, doanh số bán của hàng sản phẩm Q-mobile đã tăng 175% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Avio đã tăng tới 90% so với năm 2010 do có những chương trình khuyến mãi của VNPT. Đại diện của Avio cũng thông báo, từ tháng 3/2011, chỉ tính riêng thị trường miền Bắc doanh số của thương hiệu này đã đạt tới con số 50 nghìn máy/tháng.

 

Thách thức vẫn còn rất lớn

 

Mặc dù bước đầu có những kết quả khả quan nhưng những quan ngại về tiềm năng phát triển của thương hiệu điện thoại Việt vẫn còn nhiều. Hiện miếng bánh thị phần dành cho các thương hiệu mới rất nhỏ. Theo số liệu thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GfK, năm 2010 có tới 90% thị trường điện thoại nằm trong tay 5 ông lớn là Nokia, Samsung, Q-mobile, FPT và LG. Như vậy, chỉ còn khoảng 10% dành cho các thương hiệu còn lại.

 

Kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số bán ra của các loại điện thoại Việt. Nếu như trong năm 2010 điện thoại thương hiệu Việt chiếm 15-20% tổng số lượng điện thoại bán ra tại siêu thị điện máy Pico thì 6 tháng đầu năm nay con số này chỉ còn là 5%. Ông Đỗ Giang Vinh, Giám đốc Hi-Mobile nhận định, một số thương hiệu Việt có thị phần nhỏ và không có những chiến lược dài hạn sẽ sớm bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.

 

Các nhà phân phối lớn cũng “kỹ tính” hơn khi lựa chọn những thương hiệu có uy tín để bán. Thế giới trực tuyến phân phối Avio, Q-mobile. Tại hệ thống siêu thị của thegioididong.com, chỉ duy nhất một thương hiệu điện thoại Việt được bày bán tại đây là FPT. Lý giải về vấn đề này, ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Công ty Thế giới di động cho biết, sau khi qua tận nhà máy sản xuất của các nhãn hiệu điện thoại nếu “xét thấy quy trình sản xuất, máy móc, kỹ thuật… đảm bảo thì mới bán, còn thấy không an toàn, không đảm bảo chất lượng thì không bán”. Như vậy, rõ ràng là muốn có “chân” trong hệ thống các siêu thị lớn thì bản thân mỗi doanh nghiệp sản xuất điện thoại Việt phải nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm của mình.

 

Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm ở đây là vấn đề dịch vụ hậu mãi chưa thực sự được quan tâm. Bà Võ Thị Thanh Nguyệt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thế giới trực tuyến cho biết, những khó khăn mà đơn vị này gặp phải khi bán hàng là dịch vụ của một số hãng chưa hoàn hảo, chưa theo loại hình kinh doanh trực tuyến, nhiều dòng vừa ra đời đã gặp phải lỗi kỹ thuật, chính sách đổi trả hàng chưa linh hoạt khi máy đã kích hoạt…

 

Tìm hướng đi mới

 

Với những thách thức đã nói ở trên, các thương hiệu Việt vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ có thể bị các thương hiệu nước ngoài đánh bại bất cứ lúc nào nếu không có những chiến lược bài bản và sự chuẩn bị chu đáo. Hiện một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sản xuất smartphone giá rẻ như FPT với F99, Q-mobile với S10… Tuy nhiên theo ông Đỗ Tuấn Anh, Admin diễn đàn GSM, thì trước mắt việc đưa ra những mức giá cả cạnh tranh có thể thu hút được người tiêu dùng. Nhưng về lâu dài thì sẽ khó vì khách hàng thuộc phân khúc này khá kỹ tính. Thêm vào đó có quá nhiều loại smartphone nên tự phân khúc này sẽ lại phân cấp ra thành: thấp, trung, cao.

 

Việc các doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm đa chức năng như 2 sim, 2 sóng online vẫn được thị trường đón nhận rất tốt bởi hiện các thương hiệu lớn vẫn chưa chú ý tới phân khúc này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu những ông lớn như Nokia, Samsung... cho ra đời những sản phẩm tương tự thì phân khúc này của các doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tâm lý “ngoại hơn nội” hiện vẫn đang thịnh hành trong giới tiêu dùng Việt Nam. Do đó, để tồn tại các doanh nghiệp phải tự tạo ra bản sắc riêng của mình để thu hút khách hàng. Hiện Q-mobile đã hợp tác cùng Công ty VTC dịch vụ di động để xây dựng chợ nội dung số Q-Store. FPT và FPT Software đã thành lập liên doanh FMA để phát triển F-store. Tập đoàn HiPT cũng đang tập trung nghiên cứu yếu tố vùng miền để cho ra đời những chiếc điện thoại chuyên biệt…

 

Ngoài việc lựa chọn phân khúc, sản phẩm chiến lược thì vấn đề chọn hướng đi nào để phát triển thương hiệu vẫn đang là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đưa ra. Quảng cáo vẫn được lựa chọn như một phương thức hữu hiệu nhất để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào bỏ nhiều tiền ra để quảng cáo cũng là giải pháp tốt nhất. Bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên sóng truyền hình, chỉ trong thời gian ngắn sau khi có mặt trên thị trường, Avio đã được nhiều người biết đến với câu slogan quen thuộc: “Alo Việt Nam ơi”. Theo ông Đỗ Tuấn Anh, với tiềm lực tài chính mạnh, chọn lựa được kênh quảng cáo đúng, Avio đã có những bước khởi đầu rất tốt bằng việc định vị được thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng.

 

“Về chất lượng, Avio có thể cạnh tranh được với F-mobile và Q-mobile. Nếu có tầm nhìn, Avio hoàn toàn có khả năng đuổi kịp Q-mobile”, ông Tuấn Anh nhận xét. Tuy nhiên, Admin Diễn đàn GSM Việt Nam này khuyến cáo, Avio nên nhìn vào sự thất bại của Beeline để làm bài học cho mình nếu muốn tiến xa hơn nữa. Còn nhớ, một thời Beeline đã quá tập trung vào làm thương hiệu, dành quá nhiều tiền của và thời gian cho quảng cáo mà bỏ quên việc nâng cao chất lượng. Beeline ra đời vào thời điểm thị trường mạng di động đã bão hòa. Chính vì vậy, đáng lẽ thay vì hô hào ầm ĩ, nhà mạng này nên xây dựng cộng đồng của riêng mình bằng việc đánh vào các thị trường ngách, xây dựng cộng đồng khách hàng bền vững. Đây chính là một gợi ý về hướng đi cho Avio mà ông Tuấn Anh muốn nói tới. Theo cách nhìn của ông Tuấn Anh, nếu nhà sản xuất điện thoại Việt có tầm nhìn, trước mắt làm thương hiệu, sau tự sản xuất điện thoại của mình thì sẽ có khả năng đi xa hơn ở thị trường này.

 

 

                                                                                Theo Dantrri

Các tin khác


Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Sức mạnh đáng gờm của công nghệ thế hệ mới đằng sau ChatGPT

Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục