(HBĐT) - Trước những năm 60, 70 của thế kỷ 20, xóm Xăm Pà, xã Nà Mèo (Mai Châu) đang ở bây giờ là khu rừng nguyên sinh, chủ yếu là cây trò chỉ, sến, trai, nghiến và nhiều loại cây thuốc, động vật quý hiếm. Nhưng do nhận thức của một thời khai phá rừng, đất rừng không hợp lý, lấy đất để trồng lúa nương, ngô, sắn, làm ruộng bậc thang để cấy lúa nước, cây gỗ chặt hạ theo chỉ tiêu khai thác giao hàng năm của Nhà nước dẫn đến hệ sinh thái rừng thay đổi.

 

Đặc biệt, nguồn nước cạn, năng suất các loại cây trồng giảm dần mỗi năm, ruộng không có nước gieo cấy, vật nuôi, cây trồng thường xảy ra dịch bệnh. Đời sống con người, nước sinh hoạt khan hiếm, xảy ra một số dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt rét năm 1985 - 1986.

 

Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cùng với hộ gia đình trong thôn, xóm bàn bạc khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn nước để trước mắt có nguồn nước cho sinh hoạt, dần dần đủ nước phục vụ SXNN, trong đó lấy vấn đề “an toàn lương thực”, dập tắt các ổ dịch được đặt lên hàng đầu. Theo đó, từ năm 1992 - 1994, thực hiện việc giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và chính sách hỗ trợ kinh phí cho khoanh nuôi, bảo vệ và làm giàu rừng của Nhà nước với cách xác định hướng đi đúng cùng cơ chế, chính sách phù hợp. Đến nay, xóm Xăm Pà có diện tích rừng tự nhiên 420,8 ha, trong đó, rừng phòng hộ khoanh nuôi, bảo vệ 223,7 ha, rừng trồng 6,6 ha, độ che phủ đạt trên 70%. Xóm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, không có hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 56 hộ, hàng năm giảm từ 2 - 3 hộ nghèo. Riêng khu rừng trò chỉ  20,9 ha được khoanh nuôi, bảo vệ là hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng nên ngoài việc phòng hộ tạo nguồn sinh thủy, còn có những loại cây thuốc quý hiếm (lâm sản ngoài gỗ) có thể kể đến như: thuốc chữa bệnh gan, thận, dạ dày..., đặc biệt thuốc bó liền xương khi bị gãy hoặc dập nát rất hiệu quả.

 

Với những nguồn lợi cho cộng đồng trước mắt và lâu dài, năm 2011, ông Lê Đức Phượng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Mai Châu đã đề xuất ý kiến với UBND xã Nà Mèo, trưởng xóm Xăm Pà cùng với 74 hộ gia đình bàn bạc xây dựng bản cam kết bảo vệ rừng với các nội dung: không tham gia khai thác gỗ trái phép; không buôn bán lâm sản trái phép; không sử dụng cưa xăng trái phép; không phá rừng làm nương trái phép; chỉ lấy gỗ làm nhà khi được cấp giấy phép; canh tác nương rẫy đúng quy định; tich cực giáo dục các thành viên trong gia đình thực hiện 6 nội dung trên; tích cực đấu tranh tố giác những người cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong thôn, xóm được các hộ nhất trí thông qua ký “cam kết bảo vệ rừng”, để người dân trên địa bàn luôn đề cao nhận thức việc bảo vệ rừng xóm Xăm Pà đã kẻ một số tấm biển treo tại các lối đi vào rừng hoặc trung tâm xóm và xây dựng điểm quan sát lửa rừng.

 

Từ cuối năm 2008, ông Lê Đức Phượng đề xuất ý kiến và được Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) thông qua thành viên “mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa” quan tâm giúp đỡ xây dựng một số hoạt động trong dự án “Biến đổi khí hậu với người dân bản địa, đẩy mạnh chiến lược REDD dựa trên quyền công bằng và vì người nghèo khu vực Đông Nam á” do các tổ chức dân sự, xã hội Chính phủ Na Uy, NORD tài trợ. Mục đích là thúc đẩy cách tiếp cận đảm bảo bảo vệ rừng lâu dài, quyền và những vấn đề của người dân tộc trong chiến lược REDD, giảm thiểu phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy  thoái rừng.

 

Từ năm 2009 - 2011, Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM) đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các xã, thị trấn, 1 lớp cho CB-VC Hạt Kiểm lâm và Khu bảo tồn Hang Kia - Pà Cò về “Nâng cao nhận thức chiến lược REDD, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng”, 2 hội thảo “Biến đổi khí hậu với người dân bản địa”. Riêng xã Nà Mèo tổ chức được 1 lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo xã, có sự tham gia của một số cán bộ Hạt Kiểm lâm Mai Châu.

 

Trong thời gian tới, từ năm 2011 - 2015, Trung tâm sẽ triển khai một số hoạt động của dự án về một số mô hình kỹ thuật nông, lâm nghiệp, nâng cao nhận thức cho người dân về thực hiện pháp lệnh dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở tại xóm Xăm Pà, xã Nà Mèo, một số xóm ở xã Tân Sơn.

 

                                                             

                                                                      Vì Văn Dấng

                                                           (Trạm KN-KL Mai Châu)

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục