Một nhà máy nhiệt điện ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Một nhà máy nhiệt điện ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Theo tính toán của Bộ Năng lượng Mỹ, tổng lượng khí carbon dioxide trên toàn cầu, thủ phạm chính gây ra hiện tượng ấm lên của Trái đất, đã gia tăng với mức độ kỷ lục.

Những con số tính toán mới về lượng khí nhà kính năm 2010 đã cho thấy lượng khí nhà kính cao hơn nhiều so với mức dự báo cao nhất mà các chuyên gia về khí hậu đã đưa ra bốn năm trước đây. Ông John Reilly, một nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nói: “Chúng ta càng nói nhiều về nhu cầu kiểm soát hiệu ứng khí nhà kính thì nó lại càng gia tăng nhiều hơn”.

So với năm 2009, số lượng khí nhà kính được thải vào không khí trên toàn thế giới năm 2010 đã tăng thêm 564 triệu tấn. Trong đó, có ba quốc gia thải ra một lượng khí gây ô nhiễm nhiều hơn hẳn so với các nước còn lại là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Trong đó, mức gia tăng lượng khí thải của hai nước Trung Quốc và Mỹ đã chiếm hơn một nửa tổng mức khí thải toàn cầu gia tăng trong năm ngoái.

Theo ông Tom Boden, một quan chức của của Bộ Năng lượng Mỹ, năm 2010, toàn thế giới sản xuất được hồi phục, người dân đi du lịch nhiều hơn và thúc đẩy lượng tiêu thụ của các loại nhiên liệu hóa thạch, nhân tố chính đóng góp cho sự biến đổi khí hậu. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước sử dụng một lượng than khổng lồ. Mà lượng khí tỏa ra từ việc đốt than chính lại là nguồn khí thải lớn nhất trên toàn thế giới và đã tăng gần 8% trong năm 2010.

Ông Reilly nói: “Tăng trưởng kinh tế tại các nước nghèo đã giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Nhưng khi kinh tế tăng trưởng, kết hợp với sự phụ thuộc vào than đá ngày một gia tăng cũng đang đẩy thế giới vào tình trạng nguy hiểm”.

Năm 2007, khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố bản báo cáo của họ về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu, họ đã đưa ra nhiều kịch bản khác nhau về sự ô nhiễm khí carbon dioxide và nói rằng tốc độ ấm lên trên toàn cầu có thể tùy thuộc vào tốc độ gia tăng khí ô nhiễm. Tuy nhiên, những số liệu mới nhất mà các nhà khoa học thu thập được cho thấy lượng khí nhà kính thải ra trên toàn thế giới cao hơn nhiều so với những dự báo tồi tệ nhất mà ủy ban khí hậu đưa ra.

Ông Reilly cho biết, mặc dù những người nghi ngờ về hiện tượng ấm lên trên toàn cầu thường chỉ trích Ủy ban Biến đổi khí hậu là đã quá bi quan, thì ngược lại các nhà khoa học lại cho rằng những dự báo này là quá thận trọng. Ông nói rằng trường đại học của ông đã khảo sát các kịch bản về sự gia tăng khí thải này, độ chính xác của nó và điều gì có thể xảy ra. Và kết quả là kịch bản tồi tệ nhất của IPCC đưa ra cũng chỉ tương đương với kịch bản ở mức trung bình mà MIT đã tính toán.

Còn ông Chris Field thuộc trường ĐH Stanford, người đứng đầu một trong các nhóm làm việc của IPCC, nói rằng các kịch bản về sự gia tăng khí thải của Ủy ban này được được đưa ra để áp dụng cho những thay đổi dài hạn và không chính xác lắm trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ông nói rằng tranh cãi giữa các nhà khoa học hiện nay chỉ là mức độ ô nhiễm trong tương lai sẽ đúng như theo kịch bản tồi tệ nhất của IPCC hay sẽ là “một cái gì đó tồi tệ hơn”.

Tuy nhiên, ông Reilly và nhà khoa học về khí hậu Andrew Weaver tại trường ĐH Victoria lại phát hiện được một số điểm thú vị trong các con số về lượng khí thải gần đây. Những quốc gia phát triển đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto năm 1997 về hạn chế lượng khí nhà kính đã giảm tổng lượng khí thải của họ và đã đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải xuống 8% so với tổng mức năm 1990.

Ông cho biết, năm 1990, các quốc gia phát triển sản xuất ra khoảng 60% lượng khí nhà kính trên toàn thế giới. Còn hiện nay, con số này chỉ còn chưa đầy 50%.

 

                                                         Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục