Nông dân huyện Kim Bôi thực hiện kiên cố hóa kênh mương, nâng cao hiệu quả dẫn nước về đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nông dân huyện Kim Bôi thực hiện kiên cố hóa kênh mương, nâng cao hiệu quả dẫn nước về đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hòa Bình, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay đo được khoảng 1.600 mm, đạt xấp xỉ 80% tổng lượng mưa trung bình cùng kỳ nhiều năm, lượng mưa còn lại các tháng cuối năm khoảng 400 mm. Trước dự báo khô hạn có thể xảy ra trong vụ đông xuân 2011 – 2012 dẫn đến tình trạng thiếu nước trên diện rộng, ngành NN&PTNT đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất quan trọng này.

 

Mới đây, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 907 về việc triển khai chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II và chủ động điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2011 – 2012. Trong đó nhấn mạnh: Để chủ động đảm bảo đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố và Công ty Khai thác công trình thủy lợi chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm nước, đánh giá khả năng cung cấp nước và xây dựng phương án chống hạn vụ đông xuân 2011 – 2012, đồng thời khẩn trương phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi nội đồng đợt II năm 2011 vào tháng 11 này.

 

Đánh giá khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất của hệ thống hồ chứa nước hiện nay, ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Lượng mưa tuy thấp hơn trung bình nhiều năm nhưng rải đều trên địa bàn tỉnh, khá thuận lợi cho việc tích nước phục vụ sản xuất. Hiện, các công trình hồ chứa về cơ bản đã tích nước đạt xấp xỉ dung tích thiết kế. Tuy nhiên, có vài chục công trình đang sửa chữa (với khả năng cung ứng nước cho 1.000 – 1.200 ha) nên chưa thể tích nước hoặc chưa tích đủ nước. Hiện trạng này sẽ gây khó khăn trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất vụ đông xuân.

 

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, toàn tỉnh hiện có trên 1.770 công trình thủy lợi. Trong đó, 1.285 công trình đã được xây dựng kiên cố, bao gồm 521 hồ chứa nước, 643 đập dâng, 43 trạm thủy luân, 59 trạm bơm điện và 19 trạm thủy điện. Hệ thống này có khả năng cung ứng nước cho khoảng 60 – 70% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Tuy nhiên vấn đề là nhiều công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không ít công trình không còn khả năng phục vụ tưới. Trong điều kiện thời tiết tốt, có khoảng 1.200 công trình có khả năng vận hành bình thường. Đặc biệt, trong hơn 500 hồ chứa nước thì chỉ một số là có nguồn sinh thủy do rừng đầu nguồn được bảo vệ, còn lại hầu như nguồn nước phụ thuộc vào trời mưa. Nhìn chung, các hồ chứa phần lớn là hồ nhỏ, dung tích khoảng 5 – 30 vạn m3 nước, khả năng tưới nội vùng khá tốt nhưng hầu hết được xây dựng từ quá lâu, đến nay đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp.  Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT đã thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi từ đầu mối đến kênh mương, nhằm kịp thời phát hiện những hư hỏng, ẩn họa. Đối với những hư hỏng nhỏ sẽ tiến hành khắc phục ngay. Những hư hỏng lớn ngoài khả năng của địa phương thì báo cáo cơ quan chức năng để có kế hoạch sửa chữa.

 

Vụ đông xuân 2011 – 2012 đang có những khởi đầu khá chật vật khi tiến độ sản xuất vụ đông 2011 bị “hụt” khá dài so với mọi năm. Đến cuối tháng 10, toàn tỉnh mới gieo trồng được khoảng 2.500 ha các loại cây vụ đông trong khi kế hoạch đề ra cần đạt khoảng 9.000 ha tổng diện tích toàn vụ. Cùng với áp lực về thời vụ gieo trồng, vấn đề điều tiết nước và khai thác hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi càng trở nên cấp bách. Qua phản ánh của các địa phương, do thu hoạch vụ mùa muộn nên Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II năm nay cũng phải triển khai muộn hơn so với mọi năm. Hầu hết các huyện, thành phố đều dự kiến thực hiện vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 trong khi mọi năm thường thực hiện từ cuối tháng 10, đầu tháng 11. Được biết, theo kế hoạch, trong chiến dịch đợt này toàn tỉnh sẽ thực hiện đào đắp 307.000 m3 đất, xây kè 10.500 m3 đá, phát dọn 1.400.000 m2 kênh mương, mái đập, huy động khoảng 335.000 ngày công, tổng kinh phí thực hiện khoảng 15,075 tỷ đồng.

 

Ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Sản xuất vụ đông xuân năm nay sẽ có nhiều khó khăn, nhưng là khó khăn chung của các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ chứ không riêng tại tỉnh ta. Do đó, các địa phương cần xác định rõ thách thức để chủ động triển khai kế hoạch đề ra. Trước mắt, cần chú trọng quản lý tốt vấn đề nước tưới trên cơ sở điều tiết nước hợp lý, hiệu quả. Giải quyết tốt vấn đề nước tưới nghĩa là chúng ta đã có một phần thắng lợi của vụ đông xuân 2011 - 2012./.

 

 

                                                                         Thu Trang

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục