Canada sẽ chính thức rút khỏi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, Bộ trưởng môi trường nước này cho biết.

 

Ông Peter Kent cho biết, Nghị định "không đại diện cho một con đường phía trước của Canada” và quốc gia này sẽ phải đối mặt với các khoản tiền phạt vì thất bại trong việc đáp ứng các mục tiêu của nghị định.

Động thái này, là hợp pháp và đã được dự kiến, khiến Canada trở thành quốc gia đầu tiên rút khỏi hiệp ước toàn cầu.

Nghị định, ban đầu được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản, vào năm 1997, là nhằm mục đích chống lại sự ấm lên toàn cầu.
 


Bộ trưởng môi trường Canada

"Kyoto, với Canada, là quá khứ, và như vậy chúng tôi đang viện dẫn quyền hợp pháp của chúng tôi để rút khỏi Kyoto", ông Kent cho biết tại Toronto.

Ông cho biết ông sẽ tư vấn chính thức Liên hợp quốc về ý định của đất nước mình trong việc rút ra khỏi nghị định này.

Theo Bộ trưởng môi trường Canada, chi phí để đáp ứng các nghĩa vụ của Canada theo Nghị định thư Kyoto sẽ mất 13,6 tỷ USD: "Đó là 1.600 USD từ mỗi gia đình Canada - đó là chi phí Kyoto cho công dân Canada".

Ông cho biết, bất chấp mức chi phí này, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp tục tăng lên khi 2 quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc – không nằm trong thỏa thuận Kyoto.

"Chúng tôi tin rằng một thỏa thuận mới sẽ cho phép chúng tôi tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế đại diện cho con đường phía trước", ông nói.

Thông báo của ông Kent được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một thỏa thuận vào phút chót về biến đổi khí hậu đã được thống nhất ở Durban.

Theo ông, mặc dù văn bản của thỏa thuận Durban "cung cấp một lỗ hổng cho Trung Quốc và Ấn Độ", nhưng nó đại diện cho "con đường phía trước".

Chính phủ Tự do trước đây của Canada đã ký hiệp định nhưng chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harper không bao giờ chấp nhận nó.

Canada đã tuyên bố 4 năm trước đây rằng, nước này không có ý định đáp ứng các cam kết của Nghị định thư Kyoto và lượng khí thải hàng năm đã tăng lên 1/3 kể từ năm 1990.
 
                                                      Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục