Giới thiên văn học đã xác nhận sự tồn tại của một hành tinh giống trái đất, nằm trong vùng có khả năng tồn tại sự sống xung quanh ngôi sao như mặt trời.

Liệu chúng ta có đơn độc trong Dải ngân hà? Đó là câu hỏi luôn chiếm lĩnh tâm trí loài người trong nhiều thế kỷ qua, và hiện đội ngũ gồm hơn 80 chuyên gia của NASA (do Trưởng nhóm Roger Hunter dẫn đầu) đang nỗ lực giải đáp. Là người quản lý dự án Kính thiên văn không gian Kepler, Hunter chịu trách nhiệm triển khai sứ mệnh đầu tiên của NASA nhằm tìm kiếm các hành tinh giống trái đất trong thiên hà của chúng ta. Được phóng lên vũ trụ vào ngày 6.3.2009, Kepler là kính thiên văn lớn nhất nằm ngoài phạm vi quỹ đạo trái đất. “Kepler là thiết bị hiện đại nhất được chế tạo dùng để tìm kiếm hành tinh giống trái đất”, chuyên gia Hunter đánh giá.

Trong suốt sứ mệnh đã kéo dài hơn 3 năm rưỡi, Kepler tập trung kiểm tra một khu vực nằm giữa chòm sao Thiên Nga và Thiên Cầm. Khu vực này được chọn do sự hiện diện của một số lượng lớn các ngôi sao như mặt trời, cũng như khả năng tiếp cận chúng từ Bắc bán cầu nhờ các viễn vọng kính trên mặt đất để phục vụ công tác theo dõi tiếp theo. Kính Kepler phát hiện được các hành tinh khi chúng di chuyển đến phía trước và tạo nên một chấm nhỏ trên quầng ánh sáng của sao. Từ sự thay đổi về độ sáng dọc theo các ngôi sao, những chuyên gia NASA có thể đo được kích thước của hành tinh. “Chúng tôi có thể tính toán khá chính xác chu kỳ quay quanh quỹ đạo cũng như ước tính được nhiệt độ bề mặt hành tinh”, Hunter phân tích.

Trong 134 ngày đầu tiên quan sát, Kepler phát hiện được 1.235 ứng viên tiềm năng trở thành trái đất thứ 2, dù kích thước của chúng toàn cỡ sao Mộc trở lên. Trong số này, có khoảng 54 hành tinh nằm trong vùng có thể tồn tại sự sống, tức ở khoảng cách thích hợp với ngôi sao trung tâm, và 68 có kích thước cỡ hành tinh chúng ta. Con số này hết sức ấn tượng nếu so sánh với khoảng 500 hành tinh từng được tìm thấy trước khi Kepler được chế tạo. Cũng nhờ Kepler, hành tinh đầu tiên là anh em song sinh của trái đất - Kepler-22b - đã được xác nhận. Theo NASA, hành tinh Kepler-22b nằm cách trái đất 600 năm ánh sáng, với kích thước gấp 2,4 lần quả địa cầu và nhiệt độ bình quân khoảng 22 độ C.

Theo tính toán, khoảng cách giữa Kepler 22-b và sao trung tâm ngắn hơn 15% so với khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Kết quả là một năm của nó chỉ khoảng 290 ngày. Tuy nhiên, sao trung tâm của Kepler 22-b  lại phát ra ánh sáng yếu hơn 22% so với mặt trời, bao phủ hành tinh này bằng một nhiệt độ dễ chịu, có thể hỗ trợ sự tồn tại của nước ở thể lỏng. Đội của Hunter phải chờ đến lần thứ 3, lúc Kepler 22-b di chuyển ngang sao trung tâm trước khi chính thức nâng cấp hành tinh này từ mức “ứng viên” lên “xác nhận”.

Dù chưa rõ Kepler 22-b có bề mặt toàn đá, khí hoặc hỗn hợp chất lỏng, nhưng giới chuyên gia khẳng định phát hiện trên đã giúp họ tiến thêm một bước đến mục tiêu chờ đợi lâu nay, đó là tìm được hành tinh càng giống trái đất càng tốt. Thành công của nhóm Hunter cũng giảm bớt khối lượng công việc cho Seti (viết tắt của Tổ chức Tìm kiếm trí thông minh ngoài trái đất). Giám đốc Jill Tarter của Trung tâm nghiên cứu Seti hoan nghênh thành công của Kepler, cho đây là cơ hội tuyệt vời để Seti giới hạn tầm nghiên cứu. “Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể hướng các viễn vọng kính đến những ngôi sao và biết được rằng những ngôi sao đó thực sự đang chứa các hệ thống hành tinh có thể có sự sống”, Tarter giải thích.

 

                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục