Nông dân xã Kim Bình (Kim Bôi) tập huấn mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ.

Nông dân xã Kim Bình (Kim Bôi) tập huấn mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ.

(HBĐT) - Hàng năm, toàn tỉnh gieo cấy trên 40 nghìn ha lúa. Trung bình cứ 1 ha thu được khoảng 6 tấn rơm tươi, mỗi năm có khoảng trên 244 nghìn tấn rơm. Thực tế hiện nay, sau khi thu hoạch, 1/3 rơm rạ được đốt ngay tại ruộng tương đương trên 2.000 tấn dinh dưỡng bị mất đi.

 

Trong hai năm 2010 và 2011, được sự giúp đỡ của Công ty CP phân bón Fitohoocmon, bà con ở hai huyện Kim Bôi và Lạc Sơn thử nghiệm xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ và bón cho ruộng lúa và ngô trên diện tích 40ha. Rơm rạ sau khi thu hoạch lúa được cắt thành đống ngay tại ruộng, dùng chế phẩm Biomix cùng phân đạm urê, phân supe lân tưới và dùng bạt che lại. Lượng chế phẩm được dùng 200g/tấn rơm rạ. Sau 30 ngày, phân ủ hoàn toàn sử dụng để bón lót cho ruộng. Đối với cây lúa thì sử dụng bót lót như phân chuồng trước khi làm đất lần cuối. Đối với cây ngô bổ hốc, rắc phân và lấp đất. Kết quả phân tích cho thấy, rơm rạ trước khi xử lý có hàm lượng dinh dưỡng thấp, mật độ vi sinh vật trong rơm rạ rất thấp. Sau khi ủ 15 ngày, rơm rạ phân huỷ mạnh, mật độ các vi sinh vật hữu ích tăng lên, các chất dinh dưỡng trong đống ủ tăng nhẹ. Sau 30 ngày, rơm rạ phân huỷ hoàn toàn, hàm lượng đạm, lân hữu hiệu tăng lên.

Qua 3 vụ thử nghiệm tại xóm Lạng, xóm Bo, xã Kim Bình và xóm Mớ Khắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi) đã xử lý được 720 tấn rơm rạ tươi, tương đương 504 tấn phân ủ bón cho 60 ha lúa. Sau khi ủ phân bón, bà con bón cho ruộng với mức 4 tấn /ha cho thấy cây đẻ nhánh khỏe, tập trung, cứng cây, tăng số dảnh hiện hữu từ 0,4-0, 7 dảnh, giảm được tỷ lệ sâu hại: sâu cuốn lá giảm 1,4-2,8 con/m2, sâu đục thân giảm 1,7-2,2%,rầy nâu giảm 16,9-29,6 con/m2, bệnh đạo ôn khô vằn giảm từ 0,7-1,9%. Ruộng tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất 4,8-7, 1 tù/ha, tương đương 9,02-11,2% so với ruộng không bón phân hữu cơ ủ rơm rạ. Từ đó giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 2,9-4, 9 triệu đồng/ha. Phân ủ còn giúp cải thiệt tính chất đất, làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và tăng dinh dưỡng trong đất. Trong đó, tăng hàm lượng mùn từ 0,01- 0,02%. Các chất dinh dưỡng và vi sinh vật đều tăng so với ruộng không sử dụng phân ủ hữu cơ.

Sau 3 vụ tại huyện Lạc Sơn, bà con đã xử lý 1.200 tấn rơm rạ tươi tạo ra trên 840 tấn phân ủ hữu cơ cho bón cho 60 ha ngô. Sau khi xử lý, bà con đã bón 6 tấn /ha cho thấy, phân ử hữu cơ giúp cây phát triển cân đối khỏe, bộ dễ phát triển tốt, tăng số lá và chiều cao cây (số lá tăng 0,5-4, 1 lự, tăng chiều cao cây từ 3,4-7,2cm); giảm được sâu xám từ 0,3-0,5 con/m2, các loại sâu khác giảm 0,8-3,2%. Năng suất ngô tăng 12,7-12,9%, tăng hiệu quả kinh tế từ 2,6-3, 6 triệu đồng/ha. Ngoài ra, phân ủ hữu cơ còn giúp cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn, phong phú thêm vi sinh vật có lợi cho đất, giúp quá trình phân huỷ các chất khó tiêu thành dễ tiêu được nhanh hơn và nhiều hơn. Chị Bùi Thị Tú ở xã Kim Bình (Kim Bôi) cho biết: Qua triển khai đề tài tôi thấy cách làm này tận dụng được nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ gây ra. Công nghệ xử lý đơn giản, dễ làm, giá thành thấp với khoảng 40.000 đồng xử lý 1 tấn rơm rạ. Thời gian xử lý khoảng 30 ngày nên đảm bảo kịp thời vụ, có thể áp dụng rộng rãi trên toàn tỉnh. Việc xử lý rơm rạ được xử lý ngay tại tại ruộng không tốn công vận chuyển.

Tiến sĩ Lê Văn Tri, Chủ nhiệm đề tài ứng dụng chế phẩm vi sinh Biomix - rơm rạ, chế biến rơm rạ thành phân hữu cơ tại đồng ruộng bón cho cây trồng, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững tại Hoà Bình cho biết: 1 tấn rơm rạ sau khi xử lý thu được 700kg phân ủ hữu cơ giá trị tương đương số tiền 343.000 đồng. Như vậy, nếu mang đốt rơm rạ thì chúng ta mất đi số tiền trên. Ngoài ra, còn gây ô nhiễm môi trường.  Với diện tích cấy lúa cả tỉnh khoảng 40 nghìn ha, tương đương 244 nghìn tấn rơm rạ. Nếu đem xử lý 80% lượng rơm rạ trên thì thu được gần 142 tỷ đồng. Như vậy, nếu rơm rạ không được xử lý mà đem đốt đi thì mỗi năm, nông dân trong tỉnh mất đi trên 100 tỷ đồng. Đồng thời làm mất đi trên 2.000 tấn dinh dưỡng có trong đất mà cây trồng đang cần.

 

 

                                                                    Việt Lâm

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục