Nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho lúa chiêm - xuân.

Nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho lúa chiêm - xuân.

(HBĐT) - Từ vụ mùa 2009, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trên cây lúa và đến năm 2011 đã xuất hiện thêm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đến nay, nhóm bệnh virus này vẫn được xem là đối tượng dịch hại nguy hiểm, có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa của tỉnh.

 

Từ đầu tháng 3 đến nay ghi nhận có 1 đợt rầy di trú, cao điểm từ 3 - 7/3, trong đó, rầy nâu, rầy lưng trắng chiếm tỷ lệ khá cao trên 80%, vì vậy rất có thể chúng đã mang nguồn bệnh và phát tán ra đồng ruộng. Hầu hết các giống lúa chủ lực trong vụ này đều là giống nhiễm rầy trung bình đến nặng như: nhị ưu 838, D.ưu, nghi hương, khang dân, BC 15, TBR1, TBR36... Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, vụ chiêm - xuân năm nay, tập đoàn rầy sẽ bùng phát số lượng trên diện rộng, kèm theo đó là khả năng phát tán, lây nhiễm bệnh viruts lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá cho diện tích lúa của tỉnh. Hiện nay, rầy lứa 1 tiếp tục hại rải rác trên các trà lúa đến cuối tháng 3, rầy cám lúa 2 rộ từ 5 - 15/4, hại chủ yếu trên các trà sớm và trà chính vụ, mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, cao 2.000 - 4.000 con/m2. Đây cũng là lứa rầy truyền bệnh virus nguy hiểm nhất cho trà lúa chính vụ và trà muộn của tỉnh.

 

Để bảo vệ sản xuất, Chi cục BVTV đã có công văn gửi đến các địa phương đề nghị phòng NN&PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố, Trạm BVTV, Trạm KN-KL khẩn trương triển khai thực hiện một số giải pháp phòng - chống dịch. Cụ thể, cần tập trung huy động lực lượng thực hiện việc tổng kiểm tra đồng ruộng để phát hiện những triệu chứng bất thường trên cây lúa, ngô; ưu tiên vùng lúa trọng điểm, đặc biệt chú ý trên các giống lúa nhiễm rầy và những khu vực lúa thường xuyên nhiễm rầy những vụ gần đây. Những nơi có triệu chứng nghi ngờ cần thông tin với các cơ quan chuyên môn để lấy mẫu, xác minh và kết luận. Trạm BVTV tiếp tục phối hợp tốt với cán bộ địa bàn của Chi cục có trách nhiệm điều tra, phát hiện, xác minh, kết luận những khu vục có triệu chứng nghi ngờ bệnh, trường hợp cần thiết có thể thu mẫu để giám định. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ khuyến nông viên xã, cộng tác viên khuyến nông thôn, bản, tổ dịch vụ BVTV trong kiểm tra, phân loại đồng ruộng, xác định diện tích, mức độ nhiễm bệnh và hướng dẫn biện pháp xử lý cụ thể.

 

Đồng thời, triển khai các biện pháp xử lý đồng ruộng như: bám sát đồng ruộng, nắm chắc các diện tích đã cấy và cơ cấu giống lúa, tỷ lệ lúa lai, đặc biệt chú ý phân loại tỷ lệ các giống nhiễm rầy. Bón phân đầy đủ, cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ để tăng sức đề kháng của cây lúa. Khi phát hiện bệnh cần chỉ đạo cơ sở và bà con nông dân thực hiện các biện pháp trừ bệnh theo quy định tại Thông tư số 58, ngày 5/10/2010 của Bộ NN&PTNT (đối với bệnh lùn sọc đen) và cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Các Trạm BVTV cần tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống bẫy đèn để theo dõi nguồn rầy di trú, thu thập mẫu rầy trên đồng ruộng đem xét nghiệm để phát hiện nguồn rầy mang virus. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật tới các hộ nông dân nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh virus, côn trùng môi giới và các biện pháp phòng trừ.

 

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục