Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Cao Phong kiểm tra các phương tiện, vật tư cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão.

Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Cao Phong kiểm tra các phương tiện, vật tư cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão.

(HBĐT) - “Theo nhận định ban đầu của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, thời tiết năm nay sẽ có những biến động khá phức tạp, bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện nhiều hơn so với mọi năm, mưa lớn diễn ra khá sớm, các hiện tượng thời tiết xấu khác như gió mạnh, gió xoáy, lốc, mưa đá đã xảy ra ở một số nơi gây thiệt hại cho nhân dân. Nhận thức rõ điều này, ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện Cao Phong đã chủ động  kiện toàn Ban chỉ huy, xây dựng phương án PCLB TKCN năm 2012”- ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong khẳng định.

        

Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trước mùa mưa bão, huyện đã tiến hành rà soát, kiểm tra an toàn hệ thống thuỷ lợi, các hồ chứa, công trình xây dựng, rừng phòng hộ đầu nguồn, giao thông, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản, công trình cơ sở hạ tầng. Mùa mưa bão năm nay, trên địa bàn huyện có các khu vực trọng điểm cần quan tâm như: sạt lở có thể xảy ra ở dọc dốc Cun, đường Bình Thanh- Thung Nai, xóm Ong I xã Nam Phong, xóm Chầm xã Yên Lập; hai xóm Bợ, Rớm xã Yên Thượng… Lũ quét có thể xảy ra dọc theo các suối ở các xã: Yên Lập, Yên Thượng, Xuân Phong, Đông Phong, Thu Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Tân Phong, Dũng Phong, Suối Bưng. Các công trình có thể xảy ra sự cố là hồ Bãi Bông (xã Đông Phong), hồ De (Nam Phong), hồ Suối Lầy, Nhò (Bắc Phong), bai Lãi, bai Chiêm (Tây Phong). Ngoài ra, lốc có thể gây thiệt hại cục bộ trên địa bàn toàn huyện. Riêng đối với các địa bàn có nguy cơ sạt lở cao như xóm Chầm, xã Yên Lập ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50 hộ dân trong xóm. Đến nay, các hộ trong vùng nguy cơ cao đã được hỗ trợ di dời đến khu tái định cư mới. Đặc biệt ở 2 xóm Rớm, Bợ thuộc xã Yên Thượng, những mùa mưa bão trước, sạt lở đất đá ảnh hưởng đến cuộc sống của 33 hộ dân. Được sự hỗ trợ của nguồn vốn Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ – Ttg của Thủ tướng Chính phủ, 20 hộ dân đã được chuyển đến khu tái định cư xen ghép trong địa bàn cùng xã được. Tuy vậy, đến thời điểm này vẫn còn hơn 10 hộ vẫn chưa thể di dời do chưa có kinh phí. Riêng địa bàn xóm Ong I, những năm trước là khu vực nguy cơ cao khi mùa bão đến được hỗ trợ từ Quyết định 193 của tỉnh đến nay hầu hết các hộ đã di chuyển đến nơi ở mới. Còn một vài hộ còn lại, huyện đang đôn đốc di dời đảm bảo tính mạng, tài sản nhân dân.

     

Rút kinh nghiệm trong công tác PCLB năm 2011 vẫn còn một số đơn vị, cơ quan, ban, ngành vẫn còn chủ quan trong công tác tổ chức trực ban PCLB, một số xã chưa thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, chưa thành lập hoặc tổ chức lực lượng sẵn sàng đối phó với các tình huống theo phương án huyện đã chỉ đạo. Để chủ động PCLB, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, ngay từ đầu mùa mưa bão năm nay, UBND huyện đã ra Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 27/4/2012 về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2012. Trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho BCH PCLB và TKCN huyện, thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. BCH PCLB huyện cũng đã kịp thời xây dựng phương án PCLB TKCN năm 2012. Theo đó, BCH PCLB TKCN các cấp, các đơn vị từ cấp huyện, xã, thị trấn đến các thôn, xóm tổ dân cư đã kiện toàn lại lực lượng, có phương án cụ thể với phương châm: chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương. Vận dụng có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và 3 giảm (giảm tổn thất về người, về của cải vật chất và giảm thiệt hại do ngừng trệ các hoạt động KT- XH). Đến thời điểm này, các tiểu ban giúp việc cho BCH PCLB TKCN huyện như: tiểu ban lực lượng TKCN, tiểu ban bảo vệ nhân dân và tài sản, tiểu ban kỹ thuật, tiểu ban chỉ đạo sản xuất và khắc phục hậu quả lũ bão, tiểu ban thông tin liên lạc, tiểu ban đảm bảo đời sống đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện đối phó với mọi tình huống mưa bão có thể xảy ra. Huyện cũng đã đầu tư kho chứa các phương tiện, vật tư như: phao, áo phao cứu sinh, rọ sắt, máy phát điện… phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn.

          

Ông Phạm Hồng Quân cho biết thêm: Trong thời gian tới, huyện sẽ thực hiện lịch kiểm tra công tác PCLB đến từng xã, thị trấn; cảnh báo các vùng nguy hiểm khi có mưa bão kéo dài bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Bên cạnh đó, đối với các xã, thị trấn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm giúp cho nhân dân hiểu biết về thiệt hại do lũ bão và chủ động phòng tránh- đối phó kịp thời- khắc phục khẩn trương, hiệu quả. Đồng thời, nắm bắt thông tin về thiên tai kịp thời để phổ biến, thông báo diễn biến thiên tai qua các loại hình thông tin đại chúng, thông tin lưu động cho nhân dân biết và sẵn sàng chủ động đối phó. Bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng, mỗi người dân, gia đình cần chủ động bảo vệ tính mạng, tài sản của mình trong mùa mưa bão.

 

                                                                   Hương Lan

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục