Cán bộ trạm BVTV huyện Tân Lạc tích cực theo dõi lứa rầy vào đèn tại điểm bẫy đèn xã Mãn Đức.

Cán bộ trạm BVTV huyện Tân Lạc tích cực theo dõi lứa rầy vào đèn tại điểm bẫy đèn xã Mãn Đức.

(HBĐT)- Tính đến ngày 25/7, toàn tỉnh cơ bản cấy xong diện tích lúa mùa theo kế hoạch, nhanh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Diện tích các cây trồng cạn đang tích cực làm đất và gieo trồng theo kế hoạch. Vụ này, cơ cấu giống lúa chưa có sự thay đổi nhiều về tỷ lệ các giống lúa nhiễm dịch hại trong cơ cấu giống lúa của tỉnh. Đa số các giống đều bị nhiễm một số đối tượng dịch hại chủ yếu như rầy, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn...

 

Diện tích lúa lai chiếm khoảng 15 - 18% tổng diện tích lúa cấy của tỉnh, chủ yếu là các giống Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bắc ưu 903, TH3-3, TH3-4, Nghi hương 2308. Các giống lúa thuần chủ lực vẫn là BC15, MĐ1, MĐ25, Khang dân, Q5, CR203, TBR1, TBR36 và một số giống mới khác.

 

Từ đầu vụ đến nay, sâu bệnh trên cây lúa phát sinh, cụ thể rầy lứa 4 di trú, hại rải rác trên các trà mạ mùa và lúa mới cấy, mật độ phổ biến 10 - 30 con/m2, nơi cao 100 - 200 con/m2, hiện tại rầy phổ biến ở tuổi 3 - 5. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 vũ hóa từ cuối tháng 6, sâu non hại rải rác trên các trà lúa và mạ mùa trà muộn, mật độ phổ biến 0,1 - 0,5 con/m2, nơi cao 3 - 6 con/m2. Ốc bươu vàng tăng mật độ và diện phân bố trên lúa mới cấy, mật độ nơi cao 20-30 con/m2, gây mất khoảng. Sâu đục thân bướm 2 chấm lứa 4 hại rải rác trên các trà mạ và lúa mới cấy từ đầu tháng 7, tỷ lệ hại phổ biến 0,5 - 1% số dảnh, sâu hiện tại tuổi 2 - 4. Bệnh dòi đục nõn, đốm nâu, bọ trĩ... xuất hiện, hại diện hẹp trên các trà lúa và mạ mùa trà muộn. Đối với sâu bệnh trên cây trồng cạn, các đối tượng dịch hại ở mức độ bình thường.

 

Theo ông Nguyễn Hồng Yến – Phó chi cục BVTV tỉnh, thời gian tới, các địa phương cần lưu ý một số đối tượng trên cây lúa, bao gồm: sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 5 - 7 vũ hóa rộ và đẻ trứng; rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ có 3 lứa hại 5 – 7. Đáng chú ý, bệnh lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá nhiều khả năng sẽ phát sinh, gây hại trên diện rộng, đặc biệt ở các vùng ổ dịch cũ, những nơi thời gian qua trưởng thành vào đèn nhiều hay những địa phương có tư tưởng chủ quan, lơ là. Sâu đục thân bướm hai chấm lứa 4 tiếp tục hại rải rác trên các trà lúa đến đầu tháng 8, đặc biệt lưu ý sâu lứa 5 gây hại cao điểm trùng với thời điểm phần lớn diện tích lúa của tỉnh sẽ trỗ bông. Bệnh khô vằn phát sinh gây hại cục bộ, hại mạnh những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng trũng… Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng cao trên lúa lai. Bệnh vàng lá do ngộ độc đất, thiếu phân hữu cơ và thiếu các nguyên tố vi lượng gây hại mạnh từ trung tuần tháng 8 trên các trà lúa, giai đoạn từ cuối đẻ nhánh - làm đòng. Trên những diện tích lúa bị nhiễm rầy nếu kèm theo bệnh vàng lá, sẽ rất dễ gây cháy rầy, ngay cả khi mật độ rầy còn thấp.

 

Ngoài ra, đối tượng chuột nhiều khả năng hại diện rộng trên lúa và các cây trồng cạn khác, nhất là ở những xóm, xã thời gian qua lơ là trong công tác chỉ đạo hoặc sử dụng các biện pháp diệt trừ chuột kém hiệu quả. Trên cây trồng cạn, sâu xám tiếp tục hại các trà ngô giai đoạn cây con, hại mạnh những ruộng gieo muộn gây mất khoảng, ngoài ngô hại nhiều cây trồng cạn khác. Sâu cắn lá nõn, sâu đục thân hại phổ biến giai đoạn phát triển thân lá - trỗ cờ. Sâu đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn,... hại mạnh từ khi trỗ cờ – cuối vụ. Chú ý sự xuất hiện, gây hại của bệnh sợi đen ngô tại các vùng ổ bệnh cũ, đặc biệt trên các giống ngô lai Bioseed, giống nếp. Bệnh lở cổ rễ, dòi đục thân, đục lá hại mạnh trên cây đậu tương ở giai đoạn cây con, tỷ lệ cây chết trên 50% nếu không phòng trừ kịp thời. Sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt hại phổ biến từ khi phát triển thân lá đến cuối vụ. Với cây lạc lưu ý bệnh héo xanh, bệnh vàng lá, bệnh thối gốc hại rải rác, rệp, bệnh đốm lá hại phổ biến. Về cây mía, bệnh thối ngọn tiếp tục hại diện hẹp trên các vùng ổ bệnh cũ, giai đoạn cuối đẻ nhánh - vươn lóng, sâu đục thân, rệp xơ trắng, bệnh than đen, bệnh thối đỏ,... gây hại tăng dần về cuối vụ. Cần chú ý sự xuất hiện bệnh mía chồi cỏ trên các giống mía nhập nội, nhất là các giống nhập từ Trung Quốc. Bệnh trên cây trồng có múi như rệp muội, sâu vẽ bùa, bướm phượng, rầy chổng cánh hại mạnh những đợt lộc non, nhện trắng, nhện đỏ hại cục bộ những vườn chăm sóc kém, đặc biệt trong điều kiện khô hạn.

 

Chủ động, kiên quyết không để xảy dịch trên diện rộng, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo làm đất, gieo trồng nốt diện tích các cây trồng cạn trong khung thời vụ. Đồng thời chỉ đạo việc chăm sóc, làm cỏ, bón phân cân đối cho lúa giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng, khắc phục hiện tượng vàng lá.   Trạm BVTV các huyện, thành phố theo dõi sát rầy trưởng thành vào đèn để dự báo các lứa rầy di trú; điều tra, phát hiện sớm giúp cơ sở xử lý kịp thời các ổ bệnh virus hại lúa. Hệ thống cung ứng thuốc bảo vệ thực vật theo dõi sát thông báo diễn biến tình hình sâu bệnh từ cơ quan chuyên ngành, chủ động cung cấp đầy đủ lượng thuốc đặc hiệu phù hợp với chủng loại dịch bệnh của theo từng địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, triển khai sâu rộng chương trình IPM và phát huy kết quả hoạt động của các tổ dịch vụ bảo vệ thực vật, phân công và sử dụng có hiệu quả đội ngũ này trong công tác dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ dịch hại. Tiếp tục kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo diệt trừ chuột các huyện, thành phố, duy trì, mở rộng mô hình diệt trừ chuột tổng hợp. Tăng cường bám sát đồng ruộng, đảm bảo chất lượng công tác dự tính dự báo bệnh xảy ra trên diện rộng.

 

                                                                                    Bùi Minh

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục