Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 lắp đặt phao báo hiệu vùng hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 lắp đặt phao báo hiệu vùng hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

(HBĐT) - Đoạn quản lý Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) số 9 được giao nhiệm vụ quản lý, đảm bảo TTATGT trong phạm vi tuyến sông Đà với tổng chiều dài 261km, trong đó có 58km tuyến hạ lưu sông Đà và 203 km lòng hồ Hoà Bình thuộc địa bàn 4 tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.

 

Trong mùa mưa bão năm nay, Đoạn QL đường thủy nội đại số 9 đã lên nhiều phương án nhằm chủ động phòng - chống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra lụt bão, sạt lở đất, bảo vệ an toàn tính mạng cho người và tài sản của nhân dân, công trình Nhà nước.

 

Theo ông Phạm Văn Thư, Giám đốc Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 giao thông đường thủy khu vực lòng hồ Hòa Bình, trong những năm trước đây, khi thủy điện Sơn La chưa đi vào hoạt động, mực nước lòng hồ biến động lên xuống mạnh, thời gian mực nước lên xuống thường nhanh. Thêm nữa, người dân điều khiển tàu thuyền trên khu vực thường nắm bắt khá rõ những thời điểm mực nước lên xuống theo mùa nên việc điều khiển phương tiện thủy nội địa được cho khá an toàn.

 

Tuy nhiên, năm 2013 có một số khó khăn trong đảm bảo an toàn giao thông đó là việc thủy điện Sơn La đi vào vận hành phát điện nên việc mực nước lòng hồ lên xuống tuy không mạnh nhưng xảy ra thường xuyên hơn. Nói cách khác, chênh lệch mực nước lòng hồ hiện nay tuy không lớn như trước đây nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhà máy thủy điện Sơn La phát điện theo từng tổ máy. Điều này một phần cũng ảnh hưởng đến việc điều khiển của chủ phương tiện thủy nội địa.

 

Nhằm đảm bảo an toàn trên tuyến, Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc trên toàn tuyến thường xuyên thông báo cho các chủ phương tiện thủy nội địa việc xả nước của thủy điện Sơn La cho các chủ tàu thuyền trong khu vực. Mặt khác, đối với những địa điểm nguy hiểm như các mỏm đá khi mực nước lên thì ngập còn xuống thì nổi lên mặt nước đã được đơn vị lắp đặt phao báo hiệu, đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện trên tuyến.

 

Trong phương án phòng - chống lũ bão năm 2013, Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 đã yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương trâm “bốn tại chỗ”. Quá trình thực hiện phòng - chống, ứng phó và khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn ngay tại cơ sở.

 

Lực lượng, phương tiện, vật tư thiết bị huy động cũng được Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 đảm bảo luôn phát huy hết hiệu quả khi có tình huống xấy xảy ra. Theo đó, lực lượng dự kiến huy động chính khi lũ bão xảy ra có khoảng 60 người là lực ĐVTN xung kích của đơn vị. Đối với phương tiện huy động, Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 đảm bảo huy động khoảng 10 chiếc tàu công tác; 2 tàu kéo, 4 xuồng cao tốc và 2 ô tô công vụ. Vật tư, thiết bị dự phòng được mau sắm đầy đủ và cấp cho các đơn vị trực thuộc, đảm bảo luôn trong tình trạng sẵn sàng nhất.

 

Thường trực Ban chỉ huy PCLB&TKCN thường xuyên cập nhật thông tin về lụt bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời thông báo cho các đơn vị cơ sở, các phương tiện lưu thông trên tuyến biết trước 3 ngày. Đồng thời, thông bão các vị trí trnhs bão, lũ cho Cảng vụ đường thuỷ nội địa tại Hòa Bình, các đơn vị vận tải và nhân dân được biết. Thêm nữa, kịp thời công bố thông báo luồng chạy tàu, sự thay đổi hệ thống báo hiệu trên tuyến và những vấn đề liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa do ảnh hưởng của lụt, bão và sự cố thiên tai. Đoạn QL đường thủy nội địa số 9 cũng như các đơn vị trực thuộc còn tích cực phối hợp với các đơn vị trên địa bàn trên dọc tuyến nhằm kịp thời phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai lũ bão gây ra.

 

 

                                                              Hồng Trung

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục