Các siêu thị tại thị trấn Lucban,  tỉnh Quezon,  Philippin đều chuẩn bị sẵn túi thân thiện với môi trường để phục vụ khách hàng.

Các siêu thị tại thị trấn Lucban, tỉnh Quezon, Philippin đều chuẩn bị sẵn túi thân thiện với môi trường để phục vụ khách hàng.

(HBĐT) - Đường phố sạch sẽ là ấn tượng đầu tiên của đoàn 28 cán bộ tỉnh khi đặt chân đến thị trấn Lucban, tỉnh Quezon, Philippin. Đường ở đây không rộng, nhà cửa san sát và có trường Đại học tổng hợp Nam Luzon nằm ở trung tâm với hơn 16.000 sinh viên. Từ các trục đường chính đến các ngõ nhỏ mặc dù không có thùng đựng rác công cộng nhưng tuyệt nhiên không nhìn thấy rác. Tại các cơ quan, trường học, công sở và ngay tại các gia đình đều có 3 loại thùng đựng rác gồm: nilon, giấy, rác dễ phân huỷ.

 

Ngài Celso, Thị trưởng Lucban cho biết: Thị trấn Lucban rộng 154,15 km2, dân số 50.000 người chia thành 37 khu, trong đó, 10 khu vực nội thị và 22 khu vực nông thôn. Đây là một thị trấn có thu nhập chính từ dịch vụ, du lịch, nông nghiệp với mức thu nhập bình quân đầu người 700.000 peso, tương đương khoảng 35 triệu đồng/năm. Trước đây, người dân thị trấn cũng dùng túi nilon và vứt rác bừa bãi. Trên đường, dưới suối, địa điểm công cộng đâu cũng thấy vỏ hộp, giấy kẹo...  Để bảo vệ môi trường, từ năm 2008, thị trấn đã áp dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền đến thực thi các quy định ngặt nghèo. Trước hết là tổ chức chiến dịch truyền thông để người dân hiểu rõ những tác động của con người đến môi trường, nguy cơ biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Cùng với đó, quảng bá, vận động người dân sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường như túi giấy dễ phân hủy thay cho việc sử dụng túi nilon khi mua bán hàng hóa và phân loại rác ngay tại nguồn. Thị trấn đã đưa ra khẩu hiệu “thị trấn không nilon”. Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Cụ thể, năm 2008, khi bắt đầu chiến dịch, thị trấn đã thành lập đội cảnh sát bảo vệ môi trường gồm 10 người chuyên đi giám sát, kiểm tra người dân thực hiện quy định không vứt rác bừa bãi. Nếu bắt được người nào vứt rác ra đường, lần đầu sẽ bị phạt 500 peso, tương đương khoảng 250.000 đồng; nếu bắt được lần hai sẽ bị phạt 1.000 peso và lần ba sẽ bị bắt giam cộng nộp phạt. Chỉ khi xe chở rác đến thu gom, người dân mới được mang rác ra đổ, không được tập kết ra đường. Xe chở rác cũng chia thành 3 ngăn cho 3 loại rác khác nhau.

 

Khi tiếp xúc với người dân, chúng tôi thấy ý thức bảo vệ môi trường đã thấm sâu và đi vào cuộc sống. Chị Marina sống ở khu Calmar cho biết: 6 năm về trước, trung bình mỗi ngày khi đi chợ, chị phải sử dụng ít nhất 4 -5 túi nilon cho việc mua cân thịt, con cá đến nải chuối, gói muối... Mỗi thứ một túi nilon, dùng xong rồi vứt luôn. Bây giờ, ngày nào đi chợ, chị cũng mang theo một túi xách thân thiện môi trường. Thực phẩm mua cho thẳng vào túi, khi về chịu khó giặt rồi phơi cho lần dùng sau. Người bán hàng ở chợ cũng dùng các túi giấy hoặc lá chuối hay tận dụng sách, báo cũ để bao gói hàng hóa từ quần áo, hoa quả đến cá... Chị cũng chuẩn bị 3 xô đựng rác tại nhà để phân loại. Các con chị được hướng dẫn từ nhỏ nên luôn để rác đúng chỗ. Trên đường đi học về nếu có ăn kẹo cũng mang vỏ về tận nhà rồi cho vào ngăn để rác nilon. Chị Marina cũng là người được trường ĐH tổng hợp Nam Luzon phân công thu dọn vệ sinh cho khu nhà ở của đoàn cán bộ tỉnh. Không có xô, chị đã chuẩn bị cho chúng tôi 3 túi nilon để 3 loại rác. Khi đổ rác xong, chị rửa túi và tiếp tục sử dụng. Theo chị, điều quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường là thay đổi nhận thức, coi đó là hành động bảo vệ chính cuộc sống của bản thân, cộng đồng.

 

Tại Lucena, trung tâm tỉnh Quezon, các chợ, trung tâm thương mại, việc mua bán hàng hóa cũng không sử dụng túi nilon. Chị Florena, quản lý tại SM Lucenna (trung tâm thương mại) cho biết: Chị nhớ từng lời phát biểu đẫm đầy nước mắt, cảm xúc của đại diện đất nước, ông Yeb Sano tại hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ở Ba Lan. Các cơn bão như Haiyan và tác động của nó là lời cảnh tỉnh về biến đổi khí hậu. Tất cả thế giới hãy cùng hành động và bắt đầu từ những việc nhỏ đến việc lớn để chống lại sự bạo tàn của nó. Chúng tôi đã bắt đầu từ việc phân loại rác, không dùng túi nilon, trồng thêm cây cối và mong những người khác hãy hành động ngay vì môi trường.

 

Theo ước tính của các nhà khoa học, trung bình mỗi túi nilon cần 500 năm để phân hủy hoàn toàn. Số lượng túi nilon trung bình sử dụng của một người có thể tồn tại đến 4.175 triệu năm. Không thể phủ nhận tiện ích của túi nilon nhưng khi sử dụng lượng nhiều sẽ gây ra những tác hại lớn đối với môi trường, sức khoẻ con người.

 

Từ ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân thị trấn Lucban, tỉnh Quezon, những người nước ngoài, trong đó có các thành viên trong đoàn cán bộ tỉnh ta phải suy ngẫm.

 

 

 

                                                                   Cẩm Lệ

                                               (PV Báo Hòa Bình từ Philippin)

 

 

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục