Lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch.

(HBĐT) - Ngày 17/1, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị công bố 4 quy hoạch quan trọng của ngành NN&PTNT, gồm: Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

 

Tại hội nghị, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã lần lượt công bố các Nghị quyết, Quyết định về việc phê duyệt 4 bản quy hoạch trên, sau đó, đại diện đơn vị tư vấn đã trình bày tóm tắt nội dung các quy hoạch.

         

Theo Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 14/12/2013 của HĐND tỉnh, Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm mục tiêu điều chỉnh vùng bảo vệ, xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh, gồm sông Đà, sông Bôi và sông Thanh Hà; xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê; xác định các giải pháp phòng chống lũ đối với các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh; làm cơ sở để lập các quy hoạch khác có liên quan. Phạm vi quy hoạch là toàn bộ các tuyến sông chính có đê và chưa có đê trên địa bàn tỉnh, gồm sông Đà, sông Bôi, sông Thanh Hà, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi, với 11 đơn vị hành chính là các huyện và thành phố Hoà Bình.

 

Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh đến năm 2020 nhằm mục tiêu chung là hình thành các vùng sản xuất cam an toàn với quy mô ngày càng lớn, từng bước nâng cao chất lượng và sản lượng cam của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Dự kiến đến năm 2015, tổng diện tích quy hoạch đạt 3.094 ha, sản lượng đạt khoảng 60-70 nghìn tấn/năm; đến năm 2020, tổng diện tích quy hoạch đạt 5.084 ha, sản lượng đạt khoảng 90-100 nghìn tấn/năm, 100% diện tích sản xuất cam của vùng quy hoạch đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và một phần lớn diện tích được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo VietGAP.

 

Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đề ra 5 nhóm giải pháp, thực hiện mục tiêu từng bước chấm dứt các điểm GMGSGC nhỏ lẻ, hình thành hệ thống cơ sở GMGSGC tập trung đảm bảo các tiêu chí về công suất giết mổ, công nghệ giết mổ, địa điểm, diện tích, nguồn điện, nguồn nước… Kế hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng 3 cơ sở GMGSGC tập trung bán công nghiệp, 9 cơ sở GMGSGC tập trung theo phương thức truyền thống, đến năm 2013 xây dựng hệ thống cơ sở GMGSGC của tỉnh đảm bảo được 80-90% nhu cầu thịt đảm bảo ANVSTP trên địa bàn tỉnh và một phần đáp ứng thị trường ngoài tỉnh. Việc thực hiện quy hoạch được đánh giá là cần thiết nhằm chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống, bảo đảm chất lượng VSATTP cho người tiêu dùng, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng xã hội.

 

Về Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3124 ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Theo đó, quyết định rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng thâm canh tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm, kết hợp với công tác bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, khai thác tối đa và hiệu quả tiềm năng về diện tích mặt nước để phát triển thuỷ sản theo hướng hiệu quả và bền vững. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2015 đạt diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2.560 ha, sản lượng 7.540 tấn, giá trị sản xuất 247 tỷ đồng; đến năm 2020, đạt diện tích 3.020 ha, sản lượng 11.140 tấn, giá trị sản xuất trên 400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 7.500 lao động; tầm nhìn đến năm 2030, đạt diện tích 3.100 ha, sản lượng 14.200 tấn, giá trị sản xuất 870 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10.000 lao động.

 

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết: Trong năm 2013 có 7 quy hoạch của ngành NN&PTNT được phê duyệt. Đây là những quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NN&PTNT giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời tác động sâu sắc đến quá trình phát triển KT-XH chung của tỉnh. Vì vậy, Sở NN&PTNT đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp thực hiện tốt các quy hoạch.

 

 

 

                                                                              Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước mùa mưa bão

(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Phụ nữ thành phố Hòa Bình hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”

(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục