Trên tuyến đê Đà Giang, đoạn xung yếu được xác định từ k 0 đến k 0 + 600. Đoạn kè này vừa được hoàn thiện thi công nâng cấp, chưa qua thử thách lũ nên cần đặc biệt chú ý khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Trên tuyến đê Đà Giang, đoạn xung yếu được xác định từ k 0 đến k 0 + 600. Đoạn kè này vừa được hoàn thiện thi công nâng cấp, chưa qua thử thách lũ nên cần đặc biệt chú ý khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có trên 43 km đê, trong đó tuyến đê cấp III gồm đê Đà Giang và Quỳnh Lâm dài hơn 6,9 km, tuyến đê cấp IV có tổng chiều dài 36,2 km, thuộc địa bàn các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy và thành phố Hòa Bình. Bước vào mùa mưa bão năm nay, Sở NN &PTNT đã kiểm tra, đánh giá hiện trạng từng tuyến đê trên địa bàn, đồng thời xây dựng phương án hộ đê năm 2014 với nội dung trọng tâm là đảm bảo năng lực phòng, chống lũ cho các tuyến đê trọng điểm xung yếu.

 

Hai tuyến đê Đà Giang và Quỳnh Lâm tạo thành vành đai khép kín bảo vệ bờ phải của TPHB, nằm sát đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nên được xác định là các tuyến trọng điểm cần ưu tiên hàng đầu trong công tác hộ đê hàng năm. Qua kiểm tra hiện trạng hai tuyến đê, Sở NN &PTNT cho biết: Tuyến đê Đà Giang có 4 đoạn xung yếu cần được tập trung bảo vệ trong mùa mưa bão năm nay. Cụ thể: đoạn đê đã được làm kè xong từ chân đê lên đến cơ cần theo dõi diễn biến của kè và chú ý khi Công ty Thủy điện Hòa Bình xả lũ, sóng vỗ ở cao trình từ +20.0 m đến +23.0 m (đỉnh kè có 2 cống tiêu cho khu vực dân cư phường Phương Lâm, TPHB). Đoạn qua QL 6 nối với tuyến đê Quỳnh Lâm, khi nước lên trên cao trình + 24.30 m cần hàn khẩu tại vị trí này. Ngoài ra, cần phát hiện sớm các sự cố dọc theo hành lang đê mà các cơ quan và nhân dân đang ở. Đoạn từ k 0 đến k 0 + 600 hiện tại đã được nâng cấp mở rộng mặt đê, cần đặc biệt chú ý khi Công ty Thủy điện Hòa Bình xả lũ do mới được thi công chưa qua thử thách. Đoạn từ k 0 + 300 đến k 1 + 500 hiện tại đang được thi công cơ đê tại cao trình +22 cần được chú ý đặc biệt khi mực nước lũ trên báo động cấp I, đơn vị quản lý dự án và đơn vị thi công phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình.

 

Đối với tuyến đê Quỳnh Lâm, Sở NN &PTNT xác định cần chú ý 3 trọng điểm: đoạn đê phía đồng có đầm, ao, lầy thụt thường xuất hiện mạch đùn, mạch sủi, khi mực nước sông dâng cao trên báo động cấp II tương đương cao trình +22,5 m, mặc dù đã đắp nâng cơ đê đến cao trình +22 nhưng vẫn cần đặc biệt chú ý do chưa được thử thách. Đoạn đê kết hợp làm đường giao thông nối với đường Trần Hưng Đạo và đoạn nối với đê Đà Giang tại vị trí đường QL6 đi qua là những đoạn đê có mặt đê thấp hơn và gần 300 m đê chưa có tường chắn sóng nên cần chú ý bảo vệ khi mực nước lũ đạt trên cao trình +22 tương đương 22, 5 m. Đoạn k3 + 400 đến k4 hiện tại đang được nâng cấp mở rộng mặt đê cần đặc biệt chú ý khi Công ty Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

 

Cùng với việc xác định rõ các trọng điểm xung yếu, Sở NN &PTNT đã xây dựng phương án bảo vệ cho từng trọng điểm. Theo đó, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những ẩn họa của đê, chủ động lập kế hoạch chuẩn bị vật tư, nhân lực dự trữ cho các điểm xung yếu, sẵn sàng ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra. Về phía các địa phương có tuyến đê trên địa bàn, các phương án hộ đê cũng đã được xây dựng với nội dung trọng tâm là đảm bảo năng lực phòng, chống lũ của toàn tuyến cũng như hiệu quả vận hành của từng công trình trên đê. Căn cứ vào chức năng của từng đơn vị, UBND tỉnh đã phân công cho BCH PCLB &TKCN tỉnh, Chi cục Thủy lợi, BCH PCLB&TKCN các địa phương có đê chuẩn bị vật tư dự trữ cho công tác hộ đê năm 2014. Đặc biệt, về phương án bảo vệ các tuyến đê cấp IV do địa phương trực tiếp quản lý, UBND tỉnh chỉ đạo: giao UBND và BCH PCLB &TKCN TPHB chịu trách nhiệm xây dựng phương án, trực tiếp chỉ đạo hộ đê cho tuyến đê Ngòi Dong và tuyến đê Trung Minh. Giao UBND và BCH PCLB & TKCN huyện Lương Sơn quyết định phương án hộ đê cho các trọng điểm và chỉ đạo UBND xã Thanh Lương thực hiện phương án hộ đê cho tuyến đê Thanh Lương và tuyến đê Xuân Dương khi có tình huống xấu xảy ra. Giao UBND và BCH PCLB &TKCN huyện Kỳ Sơn quyết định phương án hộ đê cho các trọng điểm, chỉ đạo UBND các xã vùng bảo vệ của Phú Cường thực hiện phương án hộ đê cho tuyến đê Phú Cường. Giao UBND và BCH PCLB &TKCN huyện Yên Thủy, UBND xã Yên Trị xây dựng phương án hộ đê cho tuyến đê Yên Trị. Do tuyến này chưa qua thử thách chống lũ nên cần đề phòng các diễn biến phức tạp có thể xảy ra, tuyệt đối không lơ là công tác hộ đê nhằm bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

 

 

 

                                                                   Thu Trang

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục