Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo của UBND huyện Lạc Thuỷ nhưng đến đầu tháng 1/2015, lò gạch thủ công ở thôn Vai, xã Thanh Nông vẫn ngang nhiên hoạt động gây bức xúc cho dân cư trên địa bàn.

Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo của UBND huyện Lạc Thuỷ nhưng đến đầu tháng 1/2015, lò gạch thủ công ở thôn Vai, xã Thanh Nông vẫn ngang nhiên hoạt động gây bức xúc cho dân cư trên địa bàn.

(HBĐT) - Được phép thuê trên 9,2 ha đất tại khu đồng Tam Sơn A, thôn Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) để cải tạo nuôi thủy sản và tận dụng lớp đất mặt sản xuất gạch, nguyên liệu phải chuyển ra khỏi khu vực đất được thuê. Nhưng hơn 5 năm qua, 7 lò gạch thủ công tại khu đồng Tam Sơn A được xây dựng và ngang nhiên hoạt động mặc dù chưa đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chưa có giấy phép sử dụng nước dưới đất và giấy phép đăng ký kinh doanh.

 

Hoạt động của những lò gạch thủ công không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn mà còn là nguyên nhân chính làm hư hỏng hệ thống đường liên thôn, liên xóm, nhất là ở thôn Nam Hưng, xã An Phú (Mỹ Đức - Hà Nội). Chính quyền và các ngành chức năng từ xã đến huyện và tỉnh đã vào cuộc nhưng sự việc chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

 

Chúng tôi có mặt tại khu đồng Tam Sơn A đúng vào hạn chót những lò gạch ở đây phải đình chỉ hoạt động (ngày 30/12/2014). Cụ thể, tại báo cáo số 146/BC-UBND, ngày 27/12/2014 của UBND huyện Lạc Thủy về tình hình sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công tại xã Thanh Nông ghi rõ: “Giao phòng Kinh tế & Hạ tầng phối hợp với Phòng TN&MT huyện tiến hành kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các lò gạch thủ công, chấm dứt hoạt động sản xuất gạch bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng, lò đứng liên tục trên địa bàn huyện chậm nhất vào ngày 30/12/2014”. Tuy nhiên, một số lò gạch ở đây vẫn đang ngang nhiên hoạt động, theo chiều gió, khói tỏa nghi ngút và những người dân thôn Nam Hưng tỏ ra bất bình và hết sức bức xúc.

 

Ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn Nam Hưng cho biết: Từ khi các lò gạch đi vào hoạt động, sản xuất và đời sống của người dân ở đây bị ảnh hưởng hết sức nặng nề do môi trường bị ô nhiễm từ khói bụi, nhất là đêm tối và thời tiết nhiều sương mù. Không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất lúa, ngô, các loại cây ăn quả mà còn ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Tệ hại hơn cả là tác động rất xấu đến sức khỏe người dân, nhất là người già và trẻ nhỏ bị mắc bệnh đường hô hấp rất nhiều. Đặc biệt, mỗi khi họ đốt lò, 30 hộ ở khu Đồi Ngoài phải “sơ tán” người già và trẻ em đi nơi khác để tránh ảnh hưởng của khói. Đường GTNT của xóm cũng bị xuống cấp nghiêm trọng do xe quá tải ra vào những lò gạch này gây ra. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần, thậm chí vì quá phẫn nộ đã có lần hàng chục ngườì kéo đến các lò gạch để phản ứng, tỏ thái độ nhưng hơn 5 năm qua, mọi việc liên quan đến đình chỉ những lò gạch thủ công trái phép vẫn chỉ dừng lại trên biên bản, quyết định, giấy tờ...

 

Theo Hợp đồng số 02, ngày 14/8/2009 giữa UBND huyện Kim Bôi (bên cho thuê đất) và ông Trần Thanh Văn, trú tại thôn Nam Thanh Hà, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (bên thuê đất), ông Văn được thuê 92.475 m2 đất tại thôn Vai, xã Thanh Nông để nuôi thủy sản và tận dụng đất cải tạo ao sản xuất gạch nung. Trước đó, tại Nghị quyết số 06, ngày 4/8/2009 của HĐND xã Thanh Nông “về việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn xã, tạo công ăn việc làm cho nhân dân” nêu rõ: “Cho phép ông Trần Thanh Văn thực hiện dự án đầu tư cải tạo khu đồng Tam Sơn A để nuôi thủy sản và tận dụng lớp đất mặt sản xuất gạch, nguyên liệu chuyển ra khỏi khu Tam Sơn A”.

 

Tuy nhiên, đến đầu năm 2010, ông Văn đã hoàn thành xây dựng 5 lò gạch thủ công, công suất 15 vạn viên /lò. Tại biên bản làm việc ngày 22/3/2010 của Thanh tra Sở TN &MT xác định ông Văn xây dựng 5 lò gạch khi chưa đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chưa có giấy phép sử dụng nước dưới đất và giấy phép đăng ký kinh doanh. Đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường chuyển UBND huyện Lạc Thủy xử lý theo thẩm quyền.

 

 Quá trình những lò gạch này đi vào hoạt động đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn. Các hộ dân thôn Vai và thôn Nam Hưng đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo lên các cấp có thẩm quyền. Nhưng đến ngày 25/11/2013, trên khu đất do ông Văn thuê đã có tổng  số 7 lò gạch thủ công được xây dựng và đi vào hoạt động. Từ tháng 5/2011 - 12/2014, UBND huyện Lạc Thủy đã nhiều lần ban hành công văn chỉ đạo các ngành chức năng và UBND xã Thanh Nông triển khai các biện pháp yêu cầu chủ lò gạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ vỏ lò và hoàn trả môi trường theo quy định. Đặc biệt, ngày 12/10/2012, UBND huyện Lạc Thủy đã ban hành Văn bản số 427/ UBND-KT&HT “Về việc thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng và lò đứng liên tục trên địa bàn huyện”. Trong đó, tại địa bàn xã Thanh Nông, các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến phải chấm dứt hoạt động trong năm 2012. UBND xã Thanh Nông cũng có một số lần lập biên bản yêu cầu chủ lò gạch đền bù thiệt hại, chấm dứt hoạt động và báo cáo UBND huyện về thực trạng hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng và lò đứng liên tục trên địa bàn. Tuy nhiên đã 2 năm trôi qua, Văn bản 427/UBND-KT&HT của UBND huyện Lạc Thủy vẫn chưa được thực hiện.

 

Các lò gạch thủ công được xây dựng và đưa vào hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường tại khu đồng Tam Sơn A (thôn Vai, xã Thanh Nông) đang tiếp tục gây bức xúc cho dân cư trên địa bàn. Thực tế đó đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt và dứt điểm của chính quyền, các ngành chức năng huyện Lạc Thủy và UBND xã Thanh Nông để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân tránh đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp kéo dài ảnh hưởng đến TTATXH trên địa bàn.

 

 

                                                                        Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục