Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao Phong  giới thiệu về cam Cao Phong với đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao Phong giới thiệu về cam Cao Phong với đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp.

(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Mặc dù đều có nguồn gốc di thực nhưng các giống cam trồng tại Cao Phong phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa, thổ nhưỡng.

 

Do đó vẫn duy trì được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc, thậm chí còn thể hiện một số ưu thế về chất lượng như mọng nước, ngọt, hình thái đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Có thể coi sự kiện trên là bước đột phá, bượt ngoặt mang tính chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong cũng như sự phát triển kinh tế của huyện.

 

Đồng chí Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Toàn huyện hiện phát triển trên 1.200 ha cam, quýt các loại. Trong đó, cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh khoảng 600 ha, sản lượng cả vụ năm 2014 - 2015 ước dạt trên 16.500 tấn, đạt 540 - 670 triệu đồng /ha. Đặc biệt, từ khi được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến thương hiệu cam Cao Phong nhiều hơn, giá cũng tăng lên trên 1, 5 lần. Cam Cao Phong không chỉ được tiêu thụ rộng rãi tại các tỉnh phía Bắc mà đã trở thành món quà được gửi vào các tỉnh phía Nam. Chỉ dẫn địa lý đã đem lại hiệu quả rệt ngay từ vụ đầu tiên. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ người trồng cam trước các hành vi gian lận, tranh chấp thương mại về tên gọi sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, cộng cụ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh và quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa.

 

Huyện Cao Phong xác định đây là niềm tự hào, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Thách thức chính được xác định là việc duy trì chất lượng đặc thù của các sản phẩm và sử dụng đúng, bảo vệ được tên thương mại trên thị trường. Vì vậy, ngay trong tháng 1/2015, huyện đã ra quyết định thành lập BCĐ quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Các phòng và đơn vị chức năng, Chủ tịch UBND xã, thị trấn, đội QLTT là ủy viên, BCĐ có trách nhiệm tuyên truyền đến các cấp, ngành, hộ SX -KD sản phẩm cam duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý. Giới thiệu, quảng bá cam Cao Phong ra các tỉnh, thành phố. Duy trì, phát triển các giống cam đã được bảo hộ. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các loại cam đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ATTP khi lưu thông trên thị trường. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong và các trường hợp gian lận thương mại trong SX -KD cam trên địa bàn huyện... Thời gian qua, huyện đã phối hợp tổ chức tuần lễ cam Cao Phong tại Hà Nội; đưa cam Cao Phong tham gia chương trình quảng bá thương hiệu đặc sản vùng miền Việt Nam và kiểm tra các hộ kinh doanh cam trên địa bàn; tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết không trà trộn cam Trung Quốc vào bán. Thời gian tới, huyện dự kiến thành lập Hội những người trồng cam để quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý được tốt hơn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong cho biết. Diện tích cam, quýt do Công ty quản lý chiếm gần 700/1.200 ha cam, quýt tàn huyện. Thách thức lớn nhất trong quản lý chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong là việc người trồng cam thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ chọn giống, đầu tư, chăm sóc đảm bảo ATTP, chất lượng sản phẩm tại các hộ trồng cam, quýt ở các xã, thị trấn. Ngoài diện tích cam, quýt tập trung tại Công ty, diện tích tại các xã, thị trấn vẫn manh mún. Việc đầu tư, chăm sóc của một số hộ dân còn hạn chế. Để quản lý và phát huy tốt chỉ dẫn địa lý cần tăng cường quảng bá sản phẩm để nhiều người biết đến. Đồng thời vận động người trồng cam thực hiện đúng các quy trình sản xuất, đảm bảo ATTP theo tiêu chuẩn Vietgap. Kiểm tra, kiểm soát yêu cầu các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm cam kết không trà trộn cam, quýt Trung Quốc giả danh cam Cao Phong để bán cho người tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 2/2015, các loại cam Xã Đoài, cam Canh tại vườn đã hết, chỉ còn duy nhất loại cam V2. Chúng tôi đã thông báo để huyện có thông báo rộng rãi để người tiêu dùng biết. Trừ trường hợp một số hộ kinh doanh còn tích trữ, bảo quản 2 loại cam trên nhưng với số lượng không nhiều. Người tiêu dùng cũng nên nắm bắt thông tin để mua được cam Cao Phong chính gốc, đảm bảo chất lượng.

 

                                                                   

 

                                                                             Cẩm Lệ

Các tin khác


Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục