Đường xóm Múc, xã Hợp Thành thường xuyên bị sạt sụt gây ách tắc giao thông nhiều giờ trong mùa mưa bão.

Đường xóm Múc, xã Hợp Thành thường xuyên bị sạt sụt gây ách tắc giao thông nhiều giờ trong mùa mưa bão.

(HBĐT) - Đã sang những tháng đầu của mùa mưa bão 2015, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn vẫn còn nhiều điểm dân cư, vị trí giao thông trọng điểm chưa đảm bảo an toàn.

 

Vùng Phú Cường gồm các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai do tập trung hệ thống sông, suối, bai, hồ, đập, đồng thời vùng hạ lưu của sông Đà. Thời gian qua, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đà tại khu vực xã Hợp Thành, Hợp Thịnh đã tác động làm xói lở bờ sông, là nguyên nhân thay đổi dòng chảy, gây sạt lở đất, nhất là tại vị trí xóm Độc Lập và Trung Thành B và một phần bờ đê Cây Thị của xã Hợp Thịnh. Bên cạnh đó, việc xây dựng kè sông Đà cũng ảnh hưởng đến sự cố sạt lở ở các xã vùng này.  

 

Về các tuyến giao thông trọng yếu có nguy cơ gây mất toàn phải kể đến vị trí đường đi các xã Hợp Thịnh, Phúc Tiến, đường đi xóm Văn Tiến – xóm Dối, xã Dân Hạ. Đây là các tuyến đường hay xảy ra sự cố sạt lở do độ dốc hai bên ta luy lớn. Liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão, hàng năm, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo, có kế hoạch tu sửa, bạt ta luy để tránh đất, đá trượt xuống do mưa lớn. Tuy nhiên, mới chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời bởi cứ vào những ngày xảy ra mưa bão lớn, các tuyến đường này lại bị sạt sụt gây cản trở, ách tắc giao thông phải huy động lực lượng xử lý thông tuyến.

 

Trên địa bàn có 2 ngầm tràn qua suối trọng điểm là ngầm Bãi Nai – Phúc Tiến và ngầm bai Vành. Ở cả hai ngầm này, mặc dù đã được bê tông hoá nhưng do bề mặt cầu thấp nên vào mùa mưa, nhất là những ngày xảy ra mưa lũ, nước dâng cao so với bề mặt thường từ 40 – 50cm, có thời điểm cao 80 cm – trên 1m, dòng xiết chứa đựng nhiều ẩn hoạ, không đảm bảo an toàn tính mạng cho người và phương tiện đi lại. Cụ thể tại ngầm tràn Bãi Nai – Phúc Tiến vào mùa mưa bão năm 2013 đã có một người dân thiệt mạng khi qua ngầm. Hàng năm, tại các ngầm tràn này đều có các trường hợp trôi xe cộ, gia súc… Thêm vào đó, hệ thống biển báo nguy hiểm tại các ngầm này chưa được trang bị đầy đủ nhằm thông tin, cảnh báo nguy cơ cho người dân đi lại. Hiện chỉ có ngầm xóm Đồng Giang, xã Dân Hoà đã được xây thêm cầu vượt lũ với kết cấu bê tông cốt thép, có lan can trụ đỡ giúp việc đi lại vào những ngày mưa bão của người dân thuận tiện, đảm bảo hơn.

 

Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN & PTNT, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện, huyện đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT & TKCN theo cấp, ngành quản lý, tiếp tục rà soát, xác định chính xác từng khu vực trọng điểm xung yếu, rà soát phân loại và đánh giá mức độ an toàn tất cả các hồ chứa trên địa bàn. Kiểm kê lượng vật tư dữ trữ phòng- chống lụt bão tại các địa bàn, bổ sung đủ cơ số theo quy định và tổ chức các lực lượng xung kích thường trực sẵn sàng cơ động và ứng phó, thực hiện chế độ trực ban 24h/24h. Huyện cũng đang định hướng một số giải pháp như hướng dẫn các ngành bố trí các công trình xây dựng hạ tầng vùng thường xuyên ngập úng do lũ bão gây ra như trường học, nhà ở, bệnh xá, cầu đường đặt công trình trên cao trình lũ thiết kế và chống chịu được gió bão. Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn đến năm 2020, trong đó, bố trí di dời dân vùng ven sông, suối thường xuyên ngập lụt, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Quy hoạch lại diện tích đất lúa, chủ động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn, lập kế hoạch cung cấp cây, con giống có chất lượng chủ động phục hồi sản xuất khi thiên tai xảy ra. Huyện cũng đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đà khu vực xã Hợp Thành, Hợp Thịnh. Quan tâm, bố trí vốn ngân sách để mở rộng tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa và cộng đồng. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi có tính cấp bách, công trình đang thi công dở dang cần hoàn thành các hạng mục chính. Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tăng cường xây dựng hệ thống biển báo phục vụ công tác phòng - chống thiên tai.

 

 

 

                                                                             Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Đảm bảo an toàn hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1139/SNN-TL về việc đảm bảo an toàn các hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố.

Chủ động phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng

Hiện đã bước vào mùa Hè, cũng là những tháng cao điểm nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại trên 8,8 ha. Trước thực tế đó, các ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống cháy rừng và triển khai các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra.

Xã Xuân Thủy không chủ quan, lơ là trước thiên tai

Từ năm 2021 - 2023, trên địa bàn xã Xuân Thủy (Kim Bôi) xảy ra 2 vụ tai nạn khiến 2 người tử vong tại khu vực suối, ngầm tràn. Trước nguy cơ cao mất an toàn vào mùa mưa bão, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân.

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục