Cán bộ phòng NN&PTNT kiểm tra tình trạng hạn hán trên cánh đồng xóm Nghìa, xã Ngọc Lương.

Cán bộ phòng NN&PTNT kiểm tra tình trạng hạn hán trên cánh đồng xóm Nghìa, xã Ngọc Lương.

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thực tế tại cánh đồng xóm Nghìa 1, 2 nét mặt Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương Nguyễn Văn Sơn buồn rầu: Hạn gay gắt làm ngô, lạc trên cánh đồng Nghìa giờ héo quay quắt. Thiếu nước, cộng nóng nắng, nhiệt độ luôn duy trì xấp xỉ 40 0 C làm kiệt quệ nước hồ, đập, vùng đất sản xuất đá ong vốn không ích nước được đã khô cong, trơ sỏi. Ngô vàng úa, ngô có đóng bắp, song sơ xác chẳng có hạt. Lạc có màu xanh xám, lấy tay sờ thử, bóp đã ròn tan như rang.

 

Ông Sơn cho biết: Ngọc Lương đang hứng chịu hậu quả nặng nề của hạn hán với mức độ gay gắt nhất từ trước tới nay. Liên tiếp trong hơn 2 tháng 4-5, nắng nóng đã hút hết gần như toàn bộ nước ở các công trình thủy lợi. Mấy ngày trước có mưa lác đác chẳng đủ ngấm đất. Xã huy động máy bơm để chống hạn nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Xã Ngọc Lương diện tích lớn nhất huyện, vụ xuân có tổng diện tích gieo trồng 1.100 ha, trong đó có 600 ha lạc, 200 ha ngô, còn là sắn, các cây rau màu, cùng hàng trăm ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi đều bị hạn. Đến nay, có hơn 500 ha cây màu bị hạn nặng và không có khả năng cho thu hoạch, còn lại giảm hết năng suất. Hạn nặng nhất là những khu là các xóm trên cao như Nghìa 1, 2; Kim Quang, Đại Đồng, Yên Lương, Đồi 1, 2. Nguy hiểm nhất là hạn hán diễn ra vào đúng thời gian lúa, ngô và các cây màu cần nước, vào lúa ngô trổ cờ, đóng bắp và lúc lạc cần nước kết củ. Nếu giờ trời có mưa lớn, năng suất các loại cây trồng cũng không cải thiện, nhiều diện tích mất trắng. Đời sống người dân sẽ rất khó khăn. Ông Sơn cho biết thêm: Hơn 200 ha chủ yếu là bưởi Diễn của Ngọc Lương, hàng năm có nguồn thu tiền trăm triệu đồng/ha, năm nay cơ bản là hỏng hết, vì mưa vào đúng thời gian bưởi kết hoa, hoa thối không thể thụ phấn, tiếp đến thời tiết lại “bồi” cho những đợt nắng nóng và hạn hạn, người trồng bưởi chẳng ai vui.

 

Ông Bùi Anh Tuấn, cán bộ phụ trách thủy lợi, Phòng NN&PTNT Yên Thủy cho biết: Đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hạn hạn thấy nhìn nông dân vớt vát hoa màu trên những cánh đồng héo úa, khô khốc, chặt lúa, hoa màu dù cho trâu bò ăn, nhất là tại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Lạc Thịnh mà xót xa. Để thì không có năng suất, đành cắt cho gia súc ăn tạm đỡ phí công, của. Kể từ năm 2012, đến nay Yên Thủy mới lại dính “ đại hạn”. Nhưng mức độ năm nay đặc biệt nghiêm trọng. Vùng đất không giữ được nước, các công trình thủy lợi yếu và thiếu vụ này luôn trong tình trạng ở mức nước chết. Nhiều hồ thủy lợi, còn trơ đáy, cá cũng không sống nổi.  Vụ xuân này, huyện Yên Thủy gieo trồng 7504 ha, trong đó 450 ha lúa, 1.140 ha ngô, 1500 ha cây có củ, chủ yếu là lạc, khoai sọ, 3329 ha cây ăn quả. Nhiều diện tích cây trồng không có nước tưới đã bị chết, hoặc năng suất không có. Thống kê chưa đầy đủ, tính đến đầu tháng 6/2015, tổng diện tích gieo trồng bị thiệt hại là 1924 ha, trong đó diện tích cây trồng bị thiệt hại ảnh hưởng đến trên 70% năng suất là 703 ha, gồm: 34 ha lúa, ngô và rau màu 379 ha, cây công nghiệp và cây ăn quả 290 ha. Diện tích cây trồng bị thiệt hại ảnh hưởng đến năng suất từ 30-70% là 1.221 ha gồm: 71 ha lúa, 642 ha ngô và rau màu, 508 ha cây công nghiệp và cây ăn quản. Huyện Yên Thủy đang chỉ đạo các xã ứng kinh phí từ nguồn ngân sách để chống hạn cho 650 ha diện tích cây trồng vẫn còn có khả năng cho thu hoạch với tổng kinh phí 230 triệu đồng. Tổ chức quản lý chặt chẽ các hồ, đập, điều tiết nước hợp lý cố gắng phục vụ sản xuất có thể. Nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế. Huyện đang kiến nghị với cấp trên hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra.

                                                                                 

 

 

                                                                     Lê Chung

 

 

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục