Ngôi nhà cạnh sát đồi cao tại khu vực km 2,5 trên tuyến quốc lộ 6, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

Ngôi nhà cạnh sát đồi cao tại khu vực km 2,5 trên tuyến quốc lộ 6, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Trong những ngày qua, những cơn mưa dài nhiều nơi mặc dù lượng mưa ít, cục bộ nhưng cũng làm sạt lở tại một số nơi. Thực trạng nhiều hộ dân quanh thành phố Hòa Bình đang làm nhà và sinh sống trên những sườn đồi, nhiều hộ còn xả đất đồi lấy mặt bằng cạnh chân núi để làm nhà nhưng không đủ kinh phí để kè xung quanh dẫn đến nguy cơ cao sạt lở, bị đất đá vùi lấp bất cứ lúc nào nếu như mưa bão còn diễn biến phức tạp.

 

Khảo sát một số nơi hiện đang có những hộ gia đình sinh sống ven các sườn đồi trên địa bàn thành phố Hòa Bình mới thấy rõ những nguy hiểm đang rình rập mỗi khi mùa mưa đến. Ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Quang, tổ 17 phường Thái Bình (TP Hòa Bình) là một ví dụ, phía sau là đồi cao, phía trước sát với mặt đường lên cảng 3 cấp. Ngôi nhà được xây chênh vênh trên ta luy dương cao chừng 3 - 4 m so với mặt đường. Lối vào nhà ông Quang buộc phải đi vòng leo từ hai bên hiên mới lên được nhà, nhìn từ dưới đường lên có cảm giác nếu gạt chút đất đồi phía trước chừng vài chục cm sẽ lộ rõ cả móng nhà. Theo như ông Quang cho biết, mặc dù ngôi nhà được xây từ lâu nhưng gia đình nghèo không có tiền để kè đá chân móng phía trước từ mặt đường bởi thế mỗi mùa mưa đến cả gia đình ông Quang đều lo nơn nớp, chẳng biết sập lúc nào.

 

Ngay trong những ngày mưa kéo dài vừa qua, tại khu vực trung tâm thuộc tổ 4, phường Phương Lâm nhiều gia đình lo lắng bất an do xây nhà trên đồi cao, khi một số hộ dân bên cạnh đó tranh thủ xả ta luy dương lấy mặt bằng đã làm lộ chân móng. Gặp phải mưa dài ngày khiến cho đất sạt lở hiện có nguy cơ sập nhà nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Dường như có đỡ hơn, ngôi nhà của gia đình anh Quánh Mạnh Tình tại xóm Chùa, xã Thống Nhất  được xây dựng sát mặt đường chánh quốc lộ 6 nhưng phía sau là vách đồi mới xả cao dựng đứng. Qua quan sát, không riêng gì gia đình anh Quách Mạnh Tình trong tình thế như vậy, nhiều ngôi nhà xung quanh hiện cũng đang trong thực trạng tương tự. Nếu mưa dài ngày, đất đá sạt lở từ đồi xuống rất dễ gây sập một phần phía sau nhà. Theo anh Tình, do kinh tế eo hẹp, không có tiền nên gia đình chưa thể kè được phía sau đồi đành chấp nhận với thực tại.

         

Những ngôi nhà được xây dựng bằng cách xả đất quanh sườn núi, sườn đồi là thực trạng từ nhiều năm trở lại đây quanh khu vực thành phố Hòa Bình. Một phần cũng do đất đai hiếm, giá đất tại những khu trung tâm cao, cộng với tâm lý ở đâu quen đấy nên người dân đành chấp nhận ở những nơi nguy hiểm như vậy. Thực trạng nhiều hộ xả đất xây nhà sát với mép đồi nhưng không đủ kinh phí kè xung quanh gây nguy hiểm còn được ghi nhận tại một số địa bàn như tại khu vực xóm 6, xã Sủ Ngòi, km 2,5 phường Đồng Tiến, khu vực tổ 1 xã Trung Minh....

 

Trao đổi với ông Trần Kim Phàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão tỉnh được biết, việc người dân xây dựng ven và trên các sườn đồi là thưc trạng diễn ra nhiều năm nay. Chỉ có điều nếu việc gia cố không cẩn thận quanh khu vực chân đồi, chân núi, nơi có ta luy dương cạnh nhà nếu như gặp phải thời điểm mưa lớn, kéo dài sẽ gây ra nguy cơ sạt lở. Thực tế cách đây nhiều năm đã có ngôi nhà 2 tầng tại khu vực km 2,5 quốc lộ 6, phường Đồng Tiến được xả đất từ đồi ra xây dựng, sau khi gặp phải mưa dài ngày đã khiến hàng trăm m3 đất đổ xuống làm ngôi nhà sập toàn bộ, gây thiệt hại cả đến tính mạng của người dân.  

 

Cũng theo ông Trần Kim Phàn, với thực trạng hiện nay, chính quyền thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ công tác cấp phép xây dựng, thậm chí những nơi nguy hiểm cần lập biên bản đình chỉ. Ngay cả những hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở, cạnh những ta luy cao cũng cần có phương án cho riêng mình mỗi khi mùa mưa đến, nhất là những thời kỳ mưa bão lớn, kéo dài.  

 

 

 

                                                                              Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục