Nhiều hộ dân xã Phuc Sạn (Mai Châu) hiện vẫn sống tại những khu vực xen suối, gây nguy hiểm trong mùa mưa lũ.

Nhiều hộ dân xã Phuc Sạn (Mai Châu) hiện vẫn sống tại những khu vực xen suối, gây nguy hiểm trong mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Theo Chi cục Phát triển nông thôn - Sở NN&PTNT, cuối năm 2012, tiếp tục công tác sắp xếp, di chuyển dân ra khỏi vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, tỉnh ta đã rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020. Mục tiêu nhằm bố trí sắp xếp lại 12.062 hộ dân trên địa bàn 124 xã của 9 huyện, thành phố, trong đó có 325 hộ diện sắp xếp tập trung, trên 5.400 hộ xen ghép và ổn định tại chỗ 6.328 hộ.

 

Ngoài các chương trình đã triển khai những năm trước, riêng Chương trình bố trí ổn định dân cư từ năm 2013 đến nay có tổng vốn đầu tư phê duyệt trên 641 tỷ đồng. Trong đó, quy hoạch triển khai 128 dự án gồm: xây dựng, nâng cấp 131 km đường giao thông; 62 công trình nước sinh hoạt; 78 km kênh mương và 17 công trình thủy lợi. Ngoài ra, từ nguồn vốn đầu tư sẽ xây dựng 41 lớp học, 22 nhà văn hóa, 58 trạm biến áp 180 KVA, đi theo đó là 24 km đường dây trung thế, 148 km đường dây hạ thế.

 

Thực hiện theo lộ trình, tỉnh ta đã phê duyệt 20 dự án với mức đầu tư trên 527 tỷ đồng, bố trí cho 2.065 hộ dân trong tổng số 6.670 hộ diện quy hoạch. Đến nay, các đơn vị chức năng đã hoàn thành 7 dự án, tổng mức đầu tư trên 155 tỷ đồng. Các dự án đã bố trí được 996 hộ, trong đó, 327 hộ trong diện tập trung , xen ghép 430 hộ và ổn định tại chỗ 239 hộ, đạt tỷ lệ 15% theo như quy hoạch. Ngoài ra, các đơn vị đang triển khai thi công thêm 3 dự án, tổng mức đầu tư 106 tỷ đồng, đã bố trí thêm 70/215 hộ dân.

 

Thống kê chi tiết tại các vùng nằm trong chương trình, các đơn vị chức năng đã đầu tư xây dựng được trên 31km đường giao thông, đạt 24%; 7 công trình thủy lợi, đạt 41%; 7 công trình điện sinh hoạt, đạt 11%. Cùng đó, các công trình như giếng, bể nước xây dựng được 12 cái, san lấp mặt bằng phụ chuyển dân trên 33ha, 13 phòng học và 7 nhà văn hóa cũng được xây dựng mới.

 

Đồng chí Đinh Duy Chuyên, Chi Cục trưởng Chi cục PTNT cho biết: Sau khi triển khai đầu tư các dự án đã hình thành được các khu dân cư tập trung với cơ sở hạ tầng đồng bộ. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân, đưa đời sống các gia đình từng bước ổn định, tình hình ANTT - ATXH ngày càng được đảm bảo.

 

Tuy nhiên, qua báo đánh giá của Sở NN&PTNT tại cuộc họp với Bộ NN&PTNT vừa qua, ngoài những mặt đạt được, trong quá trình triển khai còn gặp không ít khó khăn, tồn tại. Theo đó, kinh phí bố trí hàng năm thấp so với kế hoạch cũng như nhu cầu thực tế của người dân. Do vậy, còn nhiều hộ dân nằm trong vùng thiên tai chưa được sắp xếp về nơi ở mới. Cụ thể, hiện nay còn 10 dự án với tổng mức đầu tư trên 256 tỷ đồng chưa bố trí được vốn nên chưa được triển khai thi công. Thêm nữa, phần lớn diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã bàn giao cho dân. Trong khi đó, quỹ dự phòng về đất không còn nên gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

 

Để hoàn thành tốt kế hoạch năm 2015 và đến năm 2020, nhìn nhận những điểm tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, tỉnh ta đề nghị Bộ NN&PTNT cũng như T.Ư xem xét, cấp thêm kinh phí nhằm tiếp tục di dời người dân vùng sạt lở các xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) đến nơi ở mới tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy); xây dựng dự án ổn định dân cư cho 110 hộ vùng lũ quét, ngập úng xóm Đồi, xóm Cát, xã Yên Phú (Lạc Sơn) và khoảng 45 hộ dân xã Yên Lập (Cao Phong)... Đồng thời, bố trí tăng nguồn vốn đảm bảo đủ cho đầu tư phát triển hạ tầng hàng năm cũng như tăng kinh phí hỗ trợ dành cho người dân do hiện nay ở mức thấp. Trong đó, tăng kinh phí đối với mỗi hộ dân di chuyển hoặc xen ghép trong nội vùng dự án từ 20 triệu đồng lên 40 triệu đồng; di chuyển trong tỉnh đến vùng dự án từ 23 triệu đồng lên 50 triệu đồng; di chuyển ra ngoại tỉnh đến vùng dự án từ 25 triệu đồng lên 70 triệu đồng; di cư tự do được bố trí vào vùng quy hoạch dự án từ 10 triệu đồng lên 20 triệu đồng mỗi hộ. Ngoài ra, hỗ trợ ổn định dân cư tại chỗ cũng tăng từ 10 triệu đồng lên 20 triệu đồng và hỗ trợ cộng đồng bố trí dân cư xen ghép từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng/hộ.

 

 

 

 

                                                                             Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục