(HBĐT) - Kết quả nghiên cứu cho thấy, rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 - 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em.

 

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, có tới 74% bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm, bệnh - tay - chân miệng, nhiễm sởi..., là những căn bệnh nguy hiểm mà con người có thể phòng ngừa một cách dễ dàng thông qua ý thức giữ vệ sinh cho đôi bàn tay.

 

 Mặc dù chúng ta không thể giữ tay vô trùng, nhưng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giúp mỗi người hạn chế chuyển giao, lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại. Vì thế, tạo thói quen giữ sạch đôi tay cho mình và cho trẻ rất có lợi cho sức khỏe. Thói quen này nên tập cho trẻ càng sớm càng tốt, khi trẻ bắt đầu có ý thức về vệ sinh cá nhân để tạo dần thói quen tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Rửa tay sạch sẽ được xem là liều vắcxin hiệu quả, miễn phí cho sức khỏe con người.

 

 Mọi người cần rửa tay vào 5 thời điểm quan trọng sau đây: Sau khi sử dụng nhà vệ sinh; sau khi sinh hoạt hoặc chơi đùa ngoài trời; sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh như thay quần áo, tã lót, chăm sóc vệ sinh; sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay. Trước khi vào bữa ăn, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn cho gia đình. Dưới đây là quy trình rửa tay sạch sẽ đúng cách do Bộ Y tế khuyến cáo gồm 6 bước: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước; lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau; chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại; chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay; chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia; dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại; xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

 

                                                                                             

                                                                         Đ.P (TH)

 

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục