Khai thác khoáng sản tác động xấu đến môi trường và tình ANTT cần được kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh mỏ đá của Công ty TNHH Ánh Hồng xã Bắc Sơn - Kim Bôi).

Khai thác khoáng sản tác động xấu đến môi trường và tình ANTT cần được kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh mỏ đá của Công ty TNHH Ánh Hồng xã Bắc Sơn - Kim Bôi).

(HBĐT) - Hiện tại, các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã và đang tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động, hàng năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Về cơ bản, công tác quản lý, khai thác khoáng sản được thực hiện nghiêm túc, theo quy định của pháp luật, tuy nhiên không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tình hình ANTT ở địa phương. Căn cứ chức năng, thẩm quyền được giao, Sở tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực tìm tòi để đưa ra nhóm giải pháp khắc phục những thiếu sót này cho thời gian tới.

 

Theo thống kê của sở Tài nguyên và Môi trường hiện  trên địa bàn tỉnh có 91 DN tham gia hoạt động khoáng sản với 99 dự án khai thác khoáng sản có giấy phép còn hiệu lực. Tất cả các mỏ khoáng sản được khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh lân cận trong nước, không có khoáng sản làm hàng hóa xuất khẩu. Trong đó riêng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng 94 mỏ, hiện 48 dự án mỏ đã thực hiện đủ các thủ tục liên quan và đang khai thác ổn định, hiệu quả; 8 dự án khác đã đi vào hoạt động nhưng do ảnh hưởng suy thoái kinh tế đến nay đã dừng hoạt động; 38 dự án đang hoàn thành nghĩa vụ để đưa mỏ đi vào hoạt động, hoặc đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản mỏ. Riêng với 5 mỏ khoáng sản  khác (sắt, vàng, đồng, than ), có  4 dự án mỏ đã thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan, đi vào hoạt động, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nay đã dừng hoạt động, 1 dự án khai thác quặng đồng đang  hoàn thiện các nghĩa vụ để đưa mỏ đi vào hoạt động. Ngoài ra có 14 mỏ đang hoàn thiện thủ tục cấp phép thăm dò, đang thăm dò, đã thăm dò và được UBND tỉnh phê duyệt kết quả thăm dò, đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh  hoàn thiện hồ sơ xin hoạt động khoáng sản để được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác. Đồng chí Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về tác động môi trường, ANTT trong hoạt động khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đặt lên hàng đầu các phần việc cụ thể như: thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. việc thẩm định, phê duyệt các dự án cải tạo môi trường được tiến hành nghiêm túc theo đúng quy định, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công nghệ khai thác, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đất, nước, không khí. Tính đến nay, 100% đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đều lập hồ sơ về môi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Hàng năm, đôn đốc các cơ sở, DN thực hiện quan trắc chất lượng môi trường. Tổ chức giám sát quan trắc môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản. Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, nước xả thải vào nguồn nước trong hoạt động khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và cương quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Từ đầu năm 2015 đến hết tháng 8/2015, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi, chấm dứt hiệu lực 25 Giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân không tiến hành các thủ tục xây dựng cơ bản mỏ, không thực hiện các nghĩa vụ tài chính, không ký quỹ bảo vệ môi trường.

 

Về cơ bản, công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn, Sở TN& MT đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể như: Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến Luật khoáng sản đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hướng dẫn lập thủ tục, thẩm định cho cá tổ chức, cá nhân có đề nghị tham gia hoạt động khoáng sản trình UBND tỉnh cấp phép quy hoạch. Tăng cường thanh, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản; kiên quyết xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc các quy định về hoạt động khoáng sản. Đình chỉ hoạt động, đề xuất thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản đối với  các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản  có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc cho nhân dân và xã hội. Xử lý kịp thời, triệt để các tụ điểm khai thác trái phép khoáng sản. Rà soat những DN đã được cấp phép hoạt động khoáng sản về quá trình triển khai dự án, phân loại DN, trên cơ sở đó đề ra biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản. Đối với các dự án không triển khai, hoặc triển khai chậm sẽ có biện pháp xử lý thích hợp. Thường xuyên thông báo cho các DN về thời hạn giấy phép, thông báo chấm dứt hiệu lực giấy phép. Đầu tư kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất, tài nguyên khoáng sản; công tác nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng, chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các địa phương nhất là cấp huyện và cấp xã.

 

Để các giải pháp này được thực thi hiệu quả, Sở TN&MT tỉnh đã đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản; xây dựng chiến lược tài nguyên khoáng sản cho từng vùng miền. Đẩy nhanh tiến độ về xây dựng, quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ  trong quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Điều chỉnh, bổ xung, lập, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển KT- XH của tỉnh.               

 

 

 

 

                                                                                   Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục