Xóm Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc) huy động nhân dân tu sửa đường  giao thông bị ảnh hưởng của mưa bão.

Xóm Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc) huy động nhân dân tu sửa đường giao thông bị ảnh hưởng của mưa bão.

(HBĐT) - Tính từ mùa mưa bão năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã xảy ra nhiều trận giông, lốc, mưa lũ cùng các rủi ro khác với thiệt hại khoảng hơn 23 tỷ đồng. Tuy nhiên, bằng sự chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết, khẩn trương khắc phục hậu quả, đời sống sản xuất và sinh hoạt của hộ gặp thiên tai sớm được phục hồi.

 

Thiệt hại đáng kể và thường xảy ra do các trận giông, lốc đầu mùa mưa bão. Thống kế trong khoảng các tháng 4 - 5/2015, toàn huyện có 202 nhà dân bị hư hỏng, bao gồm cả số phòng học thuộc trường học trên địa bàn 2 xã Phú Cường và Lũng Vân do đá lở, đá lăn. Trên 156 ha cây hoa màu, hàng trăm cây ăn quả, cây lâm nghiệp bị gãy đổ. Sang đến tháng 9, nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh tiếp tục bị thiên tai phá hủy, như sạt lở ngầm Bò Lòn, ngầm Hói Đai - xã Ngọc Mỹ; làm hư hỏng nặng tuyến đường vùng cao đi xóm Dồ, xóm Bương - xã Nam Sơn; bai Rộc xóm Mu, 4 bai nhỏ xóm Cóc 1, Cóc 2 - xã Ngọc Mỹ; tuyến mương tưới xóm Bin - xã Tử Nê cũng bị hư hỏng...  

Những tháng đầu mùa mưa bão năm nay, một số xã vùng cao trên địa bàn huyện gồm: Bắc Sơn, Phú Vinh, Gia Mô và Do Nhân tiếp tục hứng chịu hậu quả thiên tai với gần 20 nhà dân bị tốc mái và đổ sập. Một số xã trong phạm vi bị ảnh hưởng về cây cối, hoa màu do mưa, lốc, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Ngay khi thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy  phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện (PCTT&TKCN) đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”. Kịp thời thăm hỏi, động viên và giúp đỡ những gia đình có nhà cửa bị hư hỏng, chỉ đạo nhân dân khôi phục sản xuất. Sau thời gian ngắn, số nhà bị tốc mái, hư hỏng đã được sửa chữa, công trình hạ tầng hư hỏng nhẹ cũng được xử lý, khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân. 

Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND, Phó trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện, công tác PCTT & TKCN trên địa bàn thực hiện phương châm “chủ động phòng tránh, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Theo đó, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nghiêm Luật PCTT. Tổ chức các lực lượng xung kích, sẵn sàng cơ động và ứng phó, thực hiện chế độ trực ban 24/24h trong mùa mưa bão. Theo dõi diễn biến sạt lở ở những khu vực có nguy cơ cao để cảnh báo kịp thời cho người dân; chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn, xây dựng phương án sơ tán dân trong khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đá. Huyện cũng lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH.  

Hiện nay, các xã, thị trấn đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT & TKCN, phân công cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên. Để giảm thiểu mức độ thiệt hại của bão lũ, thiên tai, huyện tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, hạn chế thi công vào thời điểm mưa lũ cao điểm. Đồng thời tích cực vận động nhân dân bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt khu vực lưu vực hồ chứa, khuyến khích trồng cây che phủ khu vực lưu vực hồ chứa. Từ bài học kinh nghiệm các mùa mưa bão trước, huyện nỗ lực nâng cao năng lực, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại thiên tai bằng việc tăng cường tuyên truyền người dân chủ động PCTT, cơ sở cập nhật sớm về thông tin thiên tai, bố trí lực lượng cảnh báo cho người tham gia giao thông tại các ngầm đường bộ, ưu tiên sửa chữa, nâng cấp công trình giao thông, thủy lợi đã xuống cấp, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong PCTT.  

                                                                       

                                                                              Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục