Tuyến đường giao thông từ phố Bằng đi xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) được thực hiện đúng tiến độ, không gặp trở ngại trong GPMB. ảnh: ông Bùi Văn Lăm, xóm Bằng (người đứng giữa) đã hiến đất của gia đình làm đường GTNT.

Tuyến đường giao thông từ phố Bằng đi xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) được thực hiện đúng tiến độ, không gặp trở ngại trong GPMB. ảnh: ông Bùi Văn Lăm, xóm Bằng (người đứng giữa) đã hiến đất của gia đình làm đường GTNT.

(HBĐT) - Từ hiểu đúng chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, xã Tây Phong đã và đang là một điểm sáng của huyện Cao Phong trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng NTM. Đến nay, diện mạo NTM của xã đã cơ bản được hình thành từ sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người dân. Để có được sự thay đổi ấy không thể không nhắc tới sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, đảng viên đi đầu hiến đất làm đường GTNT.

 

Đồng chí Bùi Xuân Tươi, Chủ tịch UBND xã Tây Phong chia sẻ: Chương trình xây dựng NTM chủ yếu huy động sức dân. Ban đầu, nhân dân chưa thật sự thấu hiểu chủ trương mới của Đảng, Nhà nước bởi trước đây, làm công trình công cộng liên quan đến tài sản của người dân cũng được Nhà nước hỗ trợ đền bù. Tuy nhiên, với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thì người dân tự nguyện hiến đất, tài sản gắn liền trên đất, Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp dân ở thôn, xóm với mục đích tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện. Chúng tôi xác định, công tác tuyên truyền cần được thực hiện có chiều sâu, không được nóng vội. Có những gia đình phải tuyên truyền, vận động nhiều lần mới đồng ý. Đến nay, đa số người dân trên địa bàn xã đã hiểu việc hiến đất làm đường GTNT là làm cho chính mình, cho tương lai con cháu mình. Để khuyến khích nhân dân hiến đất làm đường GTNT, chúng tôi đã thành lập tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm kê diện tích hiến đất, tài sản gắn liền trên đất. Tất cả nội dung này được lập thành biên bản, công khai trong toàn xã, cuối năm làm căn cứ để UBND xã ra quyết định tặng giấy khen và đề nghị cơ quan cấp trên khen thưởng kịp thời, tạo sự động viên, phấn khởi trong nhân dân.

 

Tuyến đường giao thông từ phố Bằng đi xóm Bằng dài 650m được UBND huyện động thổ đầu tháng 5 vừa qua, tổng mức đầu tư 7 tỷ đồng. Xác định đây là tuyến giao thông trọng yếu trong phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, có ý nghĩa quan trọng rút ngắn khoảng cách vùng, miền nên ngay từ khi có chủ trương xây dựng tuyến đường, UBND xã đã có nhiều cuộc họp dân để triển khai chủ trương xây dựng tuyến đường với nhiều cách làm sáng tạo. Mặt đường hiện tại là 3,5 m và sau khi mở rộng, nâng cấp, tuyến đường rộng gấp đôi; diện tích đất, tường bao, hoa màu nằm trong diện giải phóng mặt bằng không hề nhỏ. Tuy nhiên, sau khi có chủ trương, đã có 25/28 hộ dân đồng ý hiến đất. Để tạo sự đồng thuận cao, cá nhân đồng chí Chủ tịch UBND xã đã tiên phong hiến đất và tài sản gắn liền trên đất để xây dựng công trình với tổng giá trị tài sản lên tới 45,3 triệu đồng. Đến nay, 100% hộ dân trên địa bàn xóm Bằng và phố Bằng hiến gần 840 m2 đất, trong đó chủ yếu là đất thổ cư với gần 700 m2, tổng giá trị đất, tài sản gắn liền trên đất gần 394 triệu đồng.

 

Hộ gia đình ông Bùi Văn Lăm, xóm Bằng đã hiến trên 100 m2 đất thổ cư để xây dựng tuyến đường. ông Lăm tâm sự: Sau khi UBND xã có chủ trương hiến đất xây dựng tuyến đường, gia đình tôi  vui vẻ hưởng ứng. Có được con đường rộng, đẹp, việc đi lại của bà con thuận lợi hơn; buôn bán hàng hóa cũng vì thế mà phát triển, đời sống sẽ được nâng cao.

 

Đến nay, xã Tây Phong đã đạt 13/19 tiêu chí xây dựng NTM. 6 tiêu chí còn lại, trong đó có tiêu chí số 2 về giao thông, xã đang nỗ lực hoàn thành trong năm nay và phấn đấu về đích vào đầu năm 2018. Với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng việc nêu cao vai trò tiền phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, Tây Phong là điểm sáng cần được nhân rộng trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng NTM.

 

 

                                                               Minh Tuấn

                                                           (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục