Luật sư và cán bộ Sở TN &MT tư vấn trực tiếp về Luật Đất đai  cho người dân xã Tu Lý (Đà Bắc).

Luật sư và cán bộ Sở TN &MT tư vấn trực tiếp về Luật Đất đai cho người dân xã Tu Lý (Đà Bắc).

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 - 2015) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 43/ NQ-CP ngày 29/3/2013. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt theo từng đơn vị hành chính trong năm 2013. Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã lập, trình HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án các công trình cần thực hiện trong các năm 2014, 2015, 2016, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định. Trên cơ sở đó đảm bảo công tác quản lý, sử dụng đất đúng quy định pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển KT -XH của tỉnh.

 

Sau 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã thu hồi 3.877, 2 ha đất để đầu tư các dự án phi nông nghiệp, đạt 46,52% (chỉ tiêu thu hồi 8.333,83 ha); tỷ lệ chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp đạt 5,01% (chỉ tiêu 1.325 ha); đưa 668, 18 ha đất chưa sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đạt 39,03% (chỉ tiêu 1.712 ha). Giao đất sử dụng cho các mục đích 516,2 ha, trong đó, thẩm quyền cấp tỉnh giao 482,58 ha, thẩm quyền cấp huyện giao 33, 62 ha. Cho thuê đất sử dụng cho các mục đích 359,06 ha, trong đó, thẩm quyền cấp tỉnh cho thuê 326,81 ha, thẩm quyền cấp huyện cho thuê 32, 25 ha. Từ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, các địa phương đang triển khai rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ các dự án, công trình đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện để xây dựng phương án sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch. UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN &MT, UBND các huyện, thành phố điều tra, khảo sát, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện để trình duyệt theo quy định. Riêng đối với đất trồng lúa, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296, ngày 30/12/2014 phê duyệt quy hoạch đất lúa tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phương án quy hoạch đã phân định các khu vực đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh lương thực, các khu vực đất trồng lúa kém hiệu quả cần chuyển đổi sang các mục đích khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT -XH. Theo đó, quy hoạch đất lúa đến năm 2020 toàn tỉnh có 27.150 ha gồm đất chuyên trồng lúa nước 18.309,57 ha, đất trồng lúa nước còn lại 8.204,11 ha, đất trồng lúa nương 141,68 ha, đất trồng lúa không ổn định 494,64 ha.  

Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được các cấp thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được tỉnh quan tâm, thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác được phê duyệt. Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất cơ bản phù hợp với định hướng phát triển KT -XH giai đoạn 2011-2015, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển nhà ở xã hội, phát triển đô thị, nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện do chịu tác động của khủng hoảng tài chính, thắt chặt tiền tệ, các dự án phát triển hạ tầng trong quy hoạch phần lớn dừng hoạt động, các dự án sử dụng đất có vốn đầu tư ngoài ngân sách chậm triển khai đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tỷ lệ một số chỉ tiêu trong nhóm đất phi nông nghiệp đạt chưa cao. Tỷ lệ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp đạt thấp. Việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho các mục đích chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác quản lý đất đai dần đi vào nề nếp tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất (chủ yếu là đất nông, lâm trường), tự ý chuyển mục đích khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhất là thời gian gần đây do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ dân đã chuyển mục đích đất rừng sang trồng cây ăn quả nhưng không thực hiện thủ tục theo quy định,  việc quản lý, sử dụng quỹ đất 5% tại một số địa phương chưa chặt chẽ. 

Cùng với hoàn thành công tác lập, trình duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới, tỉnh tăng cường, công tác phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai theo sự phân cấp, đánh giá tác động chính sách pháp luật đất đai đối với phát triển KT -XH ở địa phương, tổ chức thực hiện quy hoạch hiệu quả; hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức dịch vụ công về đất đai, tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị chuyên dùng và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.        

                                                               Hà Thu

 

 

Các tin khác

Mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều vùng ở miền nam Trung Quốc. Ảnh CRI.CN
Ngay đầu mùa mưa 2016, trận mưa lớn đêm 24 rạng sáng 25/5 đã gây ngập lụt cục bộ trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn lưới điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nhất là tránh thất thoát điện năng, những tai nạn đáng tiếc do mất an toàn lưới điện gây ra trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Điện lực Cao Phong đã triển khai giải pháp chủ động phòng - chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong mùa mưa bão.

Tăng cường tuyên truyền phòng tránh thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc luôn hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Trong 2 năm (2014 - 2015), dù thời tiết diễn biến không quá phức tạp nhưng đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng mỗi năm. Đầu năm 2016, đợt rét đậm, rét hại lấy đi của người nông dân hàng trăm con gia súc và gần 1,3 tấn lúa giống khiến người dân khó khăn. Tiếp đến mới bước vào mùa hạ (từ tháng 4 đến nay), Đà Bắc hứng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai với tổng giá trị thiệt hại lên tới 3,3 tỷ đồng.

Chuyển đổi trên 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Vụ xuân 2016, huyện Yên Thuỷ đã chuyển đổi trên 200 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao như trồng cây dược liệu ở xã Đa Phúc, trồng bí xanh tại các xã Bảo Hiệu, Lạc Lương... UBND huyện đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn thực hiện cải tạo vườn tạp, trong đó, đã chuyển đổi được trên 50 ha vườn tạp để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.

Hỗ trợ huấn luyện người lao động

(HBĐT) - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động vừa được Chính phủ ban hành.

“Nói đi đôi với làm” trong giữ gìn môi trường ở xã Liên Vũ

(HBĐT) - Tháng 4/2014, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) ở xóm Cả (Liên Vũ-Lạc Sơn) mới chỉ đạt 25% nhưng đến cuối tháng 6/2014 đạt 100%. Trong đó, 65% hộ tự đầu tư xây dựng nhà tiêu tự hoại. Kết quả đó đã góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống cho từng người dân và cả cộng đồng.

Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học

(HBDT) - Trong suốt những thập kỷ qua, Đảng, Nhà nước ta luôn có sự quan tâm chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học. Cùng với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách, Đảng, Nhà nước đã triển khai nhiều chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam. Theo đó, kể từ năm 1998 đến nay, UB Thường vụ Quốc hội đã 3 lần thông qua Pháp lệnh; Chính phủ ban hành 11 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 Quyết định, các bộ ban hành hươn 30 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách liên quan đối với nạn nhân chất độc da cam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục