(HBĐT) - Sau thời gian dài trở lại xã Pà Cò, hình ảnh về vùng đất xơ xác, đìu hiu của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trước kia trở thành quá khứ. Pà Cò hôm nay đã khoác lên mình "tấm áo mới” nhiều màu sắc, cho thấy vùng đất khó đang có sức vươn mạnh mẽ.

 


Làng nghề dệt thổ cẩm xóm Pà Cò Con (Mai Châu) tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng cung cấp ra thị trường. 

Không chỉ đợi chợ phiên cuối tuần, xóm Xà Lĩnh mới tấp nập người ngược xuôi. Giờ đây, ở bản người Mông này cũng như các xóm lân cận cuộc sống khá nhộn nhịp. Nhà cửa khang trang, cửa hàng, cửa hiệu san sát với hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng. Đường liên xã, liên xóm ghập ghềnh đất, đá được phủ bằng đường nhựa, bê tông chắc chắn, giúp bà con đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi. Cũng từ đây nhiều cây trồng, ngành nghề mới đã về với bản làng, giúp bức tranh nông thôn ngày một khởi sắc.

Chủ tịch UBND xã Sùng A Màng chia sẻ: Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã được hưởng lợi từ các chương trình, dự án cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp của các cấp, ngành đã tạo đà cho KT – XH của Pà Cò phát triển. Bên cạnh đó, xã luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các đồng chí trong cấp ủy và các ngành, đoàn thể bám sát từng xóm để nắm bắt tình hình đời sống, KT-XH, nhu cầu của nhân dân để vận dụng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn. Xã cũng chú trọng bồi dưỡng, cung cấp thông tin, từ đó tranh thủ vai trò của già làng, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, nhất là giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn.

Giúp người dân nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, hàng năm, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất theo đúng khung thời vụ, chủ động chuyển đổi diện tích trồng màu, cây ăn quả năng suất kém sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Xã chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích trồng mận hậu, đào, chè Shan tuyết, cam, đậu các loại. Năm qua, các xóm duy trì diện tích ngô trên 700 ha; dong riềng 250 ha; cây ăn quả các loại 89 ha; mận hậu 51,4 ha; đào 39,5 ha; chè Shan tuyết 120 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch gần 82 ha. Ngoài ra, nhiều gia đình được hỗ trợ trồng chanh leo với diện tích trên 15 ha; trồng sa chi được 3.160 cây, tương đương 14,8 ha và triển khai mô hình trồng 1.360 cây hoa các loại tại xóm Chà Đáy, Đặc biệt, từ các Chương trình 135, xây dựng NTM đã hỗ trợ hộ nghèo ở 3 xóm Pà Cò I, Pà Cò Lớn, Pà Háng Lớn 8.700 cây mận, trồng thay thế diện tích mận già cỗi, cho năng suất thấp. Từ sự hỗ trợ này đã tạo sinh kế mới cho các gia đình, góp phần mở rộng diện tích cây đặc sản và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Cùng với trồng trọt, các hộ đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi với tổng đàn gia súc gần 3.000 con, đàn gia cầm trên 7.600 con. Qua đó, nâng giá trị nông, lâm nghiệp toàn xã đạt 22.539 triệu đồng, bằng 111,8% kế hoạch, tăng 22,9% so với cùng kỳ.

Điểm nhấn trong sự phát triển phải kể đến Pà Cò đã mở mang ngành nghề ngoài nông nghiệp, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Làng nghề dệt thổ cẩm xã Pà Cò Con đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, được du khách yêu thích. Hiện, dệt thổ cẩm được chị em các xóm duy trì, vừa phục vụ nhu cầu của gia đình, vừa là sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường, nhất là tại các điểm du lịch cộng đồng trong toàn huyện. Bên cạnh đó, nghề làm giấy bạc truyền thống dân tộc Mông cũng được gìn giữ. Các nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 190 lao động nông thôn, từ đó, tăng thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình.

Việc phát triển nghề truyền thống cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo thêm sắc màu phát triển du lịch tại địa phương. Năm qua, từ loại hình du lịch cộng đồng, xã Pà Cò đã đón hơn 500 lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm cuộc sống và tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào Mông. Từ phát triển các ngành nghề đã đưa giá trị sản xuất TTCN của xã đạt 7.716 triệu đồng; giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 6.306 triệu đồng, bằng 118,8% kế hoạch, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập của người dân tăng từng năm; bình quân mỗi năm xã giảm được 3% hộ nghèo.

 Thu Hiền

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục