(HBĐT) - Ngày 06/12/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019.

Theo đó, Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố QP-AN; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2019: (1) Tăng trưởng kinh tế 9,5%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,28%; dịch vụ tăng 7,9%. (2)Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp chiếm 20,61%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 50,02%; khu vực dịch vụ chiếm 29,37%. (3) GRDP bình quân đầu người: 55,01 triệu đồng. (4) Tổng đầu tư toàn xã hội: 16.435 tỷ đồng. (5) Tổng thu ngân sách Nhà nước: 3.810 tỷ đồng. (6) Giá trị xuất khẩu: 790 triệu USD; giá trị nhập khẩu: 635 triệu USD. (7) Số doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký thành lập mới: 550 doanh nghiệp, hợp tác xã. (8) Tỷ lệ đô thị hoá: 23,01%. (9) Có thêm 06 xã về đích nông thôn mới; số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên 1 xã tăng 1 tiêu chí (đến hết năm 2019 trung bình 1 xã đạt 14 tiêu chí); không còn xã nào dưới 9 tiêu chí. (10) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%. (11)61% lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội. (12) 54,2% lao động qua đào tạo (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22%). (13) 8,5 bác sĩ/vạn dân. (14) 25 giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã). (15) 96,41% người dân tham gia bảo hiểm y tế. (16) 93% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. (17) 50% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý trong năm 2019. (18) 93% chất thải nguy hại được xử lý. (19) 98% chất thải rắn y tế được xử lý. (20) Tỷ lệ che phủ rừng trên 51%. (21) 80% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.


Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục